Theo nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội tim mạch Mỹ. Huyết áp bình thường và nằm trong ngưỡng an toàn dành cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mmHg. Vậy chỉ số huyết áp lý tưởng dành cho người cao tuổi được thể hiện trên biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi như thế nào?
Chỉ số huyết áp bình thường, được xác định dựa trên hai trị số là tâm thu và tâm trương. Số đứng trước là huyết áp tâm thu còn số đứng sau là huyết áp tâm trương. Ở mỗi độ tuổi khác nhau hai trị số này cũng có những thay đổi khác nhau. Cụ thể:
- Các chỉ số huyết áp:
+ Huyết áp tâm thu thể hiện áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim đập.
+ Còn huyết áp tâm trương lại cho thấy huyết áp của bạn đang tác động đến thành động mạch như thế nào, trong khi tim đang được nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.
- Chỉ số nào quan trọng hơn?
Thực tế, huyết áp tâm thu được xem là yếu tố làm cho người trên 50 tuổi mắc bệnh tim mạch. Đa số huyết áp tâm thu tăng lên một cách đều đặn do tuổi tác, hoặc do tăng độ cứng động mạch lớn. Hay do sự phát triển lâu ngày của mảng bám làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Nhìn chung, huyết áp tâm thu hat huyết áp tâm trương tăng lên, cũng sẽ khiến cho huyết áp tăng cao. Có rất nhiều người có nguy cơ bị đột quỵ, bệnh về tim bởi huyết áp tâm trương tăng cao.
- Vậy tại sao huyết áp lại được đo bằng mmHg?
mmHg là tên viết tắt của milimet thủy ngân. Thông thường milimet thủy ngân được sử dụng trong các máy đo huyết áp chính xác đầu tiên. Đến nay nó vẫn được sử dụng để làm đơn vị tiêu chuẩn cho áp suất trong y học.
- Huyết áp bình thường: Đối với người lớn thì huyết áp tâm thu (tối đa) dưới 120mmHg. Còn huyết áp tâm trương (tối thiểu) ở mức dưới 80mmHg.
- Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, hay huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Thì được chẩn đoán là đã bị bệnh cao huyết áp.
- Tiền cao huyết áp: Sau khi đo huyết áp thu về giá trị nằm ở giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao thì được xem là tiền cao huyết áp. Nói một cách dễ hiểu thì khi huyết áp tâm thu ở mức 120 đến 139 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương đo được ở mức 80-90 mmHg thì người đó bị tiền cao huyết áp.
- Huyết áp thấp: Khi huyết áp tâm thu ở dưới ngưỡng 90mmHG hoặc giảm 25mmHg so với bình thường, thì được xem là huyết áp thấp.
Tất cả những chỉ số trên đều được thể hiện bằng biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi. Nhìn vào bảng biểu đồ đó bạn sẽ biết được huyết áp của mình thuộc diện nào. Từ đó giúp cho bạn và người thân trong quá trình sử dụng máy đo huyết áp biết được chỉ số đó có nghĩa là gì. Cụ thể:
Bạn có thể tham khảo thêm quá trình Lựa chọn máy đo huyết áp: Những tiêu chí và lưu ý bạn nhất định phải biết để đo huyết áp có kết quả chính xác.
Biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi:
Tuổi | Nam | Nữ | ||
| HA tối đa | HA tối thiểu | HA tối đa | HA tối thiểu |
15- 19 Tuổi | 120 | 70 | 111 | 67 |
20 - 29 tuổi | 124 | 75 | 114 | 69 |
30 - 39 tuổi | 126 | 79 | 118 | 73 |
40 - 49 tuổi | 130 | 83 | 126 | 78 |
50 - 59 tuổi | 137 | 85 | 134 | 81 |
60 - 69 tuổi | 143 | 84 | 139 | 81 |
70 tuổi trở lên | 145 | 82 | 146 | 79 |
Để có được những chỉ số đo huyết áp chính xác nhất khi thực hiện đo huyết áp cho người cao tuổi. Hay bất kỳ lứa tuổi nào đó bạn cần nắm được một số nguyên tắc sau:
- Thư giãn khoảng 10 phút trước khi tiến hành đo huyết áp.
- Các lần đo liên tiếp cách nhau ít nhất 2 phút.
- Không ăn no, hay hút thuốc lá, uống rượu bia trước khi thực hiện đo.
- Nên đo huyết áp trên cùng một cánh tay, thường đo ở cánh tay bên trái sẽ cho kết quả chính xác hơn.
- Giữ vị trí động mạch cánh tay luôn ngang bằng so với tim bạn nhé.
- Tuyệt đối không mặc áo bó chặt bắp tay khi đo.
- Không nói chuyện, di chuyển, bắt chéo tay chân hoặc co bóp cơ tay trong suốt quá trình đo.
- Nếu đo thấy chỉ số quá cao, thì bạn nên lặp lại lần đo ở các ngày kế tiếp trong cùng một điều kiện. Trong trường hợp không thấy thay đổi nhiều bạn nên tìm đến sự tham vấn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin hữu ích cũng như những chia sẻ về biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi. Từ đó có thể tự đo và đọc chỉ số đo huyết áp cũng như hiểu về ý nghĩa của từng chỉ số theo độ tuổi. Và có được những phương pháp để chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình một cách tốt nhất.