Biện pháp xử lý khi bị hạ thân nhiệt và cách giữ ấm trong mùa đông

Biện pháp xử lý khi bị hạ thân nhiệt và cách giữ ấm trong mùa đông
Thời gian chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột đặc biệt vào mùa đông trong những ngày nhiệt độ thấp khi mặc quần áo ướt, tắm nơi không kín gió thì những đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người phải lao động ngoài trời dễ bị hạ thân nhiệt, cần xử lý thể nào để giữ ấm cơ thể khi bị hạ thân nhiệt đột ngột.

1. Nguyên nhân bị hạ thân nhiệt và dấu hiệu nhân biết

Thực tế, thân nhiệt trung bình của người khỏe mạnh ở mức 37 độ C, có chênh lệch 0,5 độ. Tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra khi cơ thể đột ngột xuống thấp dưới 35 độ C. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hạ thân nhiệt xảy ra do tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh, nước lạnh, mặc đồ không đủ ấm hoặc ở ngoài trời gió lạnh lâu,...

Những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt hơn bình thường:

- Người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn do hoạt động ít, tình trạng tuần hoàn bắt đầu giảm và cơ thể giảm sự nhạy cảm đối với thời tiết lạnh.

- Trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn bởi vì cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt đối với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Những triệu chứng không quá rõ ràng, trẻ vẫn khỏe mạnh tuy nhiên khi sờ vào cơ thể thấy da có hiện tượng bị lạnh, những triệu chứng bất thường như lười vận động, nằm im, bơ phờ.

Dấu hiệu xuất hiện khi bị hạ thân nhiệt đột ngột:

- Người bị hạ thân nhiệt đột ngột sẽ run rẩy, răng va vào nhau khiến nói năng khó khăn, nói lập cập, da tái và lạnh.

- Những trường hợp bị hạ thân nhiệt nặng có thể khiến da trở nên tái xanh, các chi lạnh ngắt, người lơ mơ, thở chậm, nông và mạch yếu, chậm.

2. Xử lý khi bị hạ thân nhiệt vào mùa lạnh

Thực tế có khá nhiều trường hợp người bị hạ thân nhiệt xuất hiện các triệu chứng nặng và cần xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Khi nạn nhân bị hạ thân nhiệt đã bất tỉnh:

- Lập tức quấn chăn để ủ ấm cho bệnh nhân khi đã bị bất tỉnh.

- Kêu gọi người đến giúp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Khi nạn nhân còn tỉnh táo:

- Nếu nạn nhân vẫn ở ngoài trời lập tức đưa vào nhà, nơi kín gió để trú ẩn.

- Nếu ở trong nhà nhưng nạn nhân vẫn bị hạ thân nhiệt đột ngột lập tức tìm cách sưởi ấm bằng cách đưa nạn nhan đến phòng có lò sưởi, đèn sưởi, điều hòa 2 chiều, đóng cửa sổ tránh gió lùa, thay quần áo, đi tất chân, tất tay và đắp chăn để cơ thể ấm dần.

ha-than-nhiet-1

Bệnh nhân bị hạ thân nhiệt nhưng vẫn còn tỉnh táo - Ảnh minh họa

- Sử dụng đèn để sưởi cho nạn nhân, nếu không có đèn sưởi có thể dùng hai bàn tay hơ lửa và áp vào người bị hạ nhiệt để sưởi ấm.

- Cho bệnh nhân ăn thức ăn giàu năng lượng và nước lọc được pha ấm.

- Lập tức loại bỏ các nguyên nhân gây lạnh cho cơ thể.

- Khi tình trạng bệnh nhân không cải thiện lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

3. Cách giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông tránh bị hạ thân nhiệt

Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết lạnh bạn cần biết đến cách giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông dưới đây:

- Ăn no, mặc ấm

Ăn uống đầy đủ là khi lượng thức ăn nhiều hơn lượng năng lượng tiêu thụ một khoảng vừa đủ vì điều này sẽ giúp cơ thể bạn đối phó với cái lạnh tốt hơn. Bản chất, việc ăn uống đủ no khiến cho lượng đường huyết đủ để cung cấp năng lượng cần cho việc giữ ấm cơ thể.

Ngoài ra, trước khi ra ngoài luôn phải để ý nhiệt độ ngoài trời để mặc đủ ấm. Quãng thời gian di chuyển trên đường nhất định bạn phải mặc ấm từ quần áo, đi tất, găng tay đầy đủ dù đến công ty làm việc có điều hòa hai chiều khiến bạn nóng bức. Bạn có thể mặc nhiều lớp áo, đến công ty cởi bớt ra.

- Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ

Thực tế, thói quen ngâm chân bằng nước nóng là một thói quen tốt cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt mỏi. Cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ đối xứng với chân, việc xoa bóp bất kì khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích quá trình tuần hoàn máu, cân bằng nội tiết tố hay thúc đẩy công năng sức khỏe đến các bộ phận tương ứng trên cơ thể.

Hình thành thói quen ngâm chân bằng nước nóng còn giúp phục hồi nguyên khí, làm ấm cơ thể vào mùa đông, trong mùa hè có thể làm giảm cảm giác say nắng, mùa thu còn giúp nhuận tràng. Dưới lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo và mạch máu, vì vậy ngâm chân bằng nước nóng giúp lưu thông máu, cơ thể khỏe mạnh và có thể giữ ấm cho bạn vào ngày đông lạnh trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon.

- Tập thể dục mỗi ngày

Thói quen tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn có một vóc dáng cân đối, giúp giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Bởi vì, trong quá trình tập thể dục tạo ra nhiệt, cơ thể bạn sẽ nóng dần và ấm hơn.

tap-the-duc

Thực hiện những bài tập vận động nhẹ, dễ thực hiện trong mùa đông giúp cơ thể khỏe mạnh, giữ ấm mùa đông.

Đi bộ là một phương pháp vận động tự nhiên, đơn giản, dễ thực hiện trong mùa đông. Thực hiện đi bộ mỗi ngày 20 phút giúp bạn khỏe mạnh và giữ ấm cơ thể tốt trong những ngày đông lạnh.

Ngoài ra, bạn có thể tập yoga để giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Các bài tập yoga khác nhau có hiệu quả giữ ấm người. Theo các chuyên gia, tập yoga sau khi ăn 2 tiếng sẽ khiến cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Lưu ý trước khi tập yoga cần khởi động kỹ các khớp xương và cổ, sau khi tập nên nghỉ ngơi khoảng 30 đến 45 phút rồi mới ăn uống.

- Thực phẩm giúp cơ thể giữ ấm vào mùa đông

Không chỉ có tác dụng giữ ấm cơ thể vào mùa đông mà còn giúp bạn phòng tránh được một số bệnh khi trời trở lạnh nên bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn của gia đình mình: Tỏi, đậu đen, rau cải, khoai lang, thịt đỏ,... ngoài ra bạn có thể uống thêm các loại trà như trà hoa cúc, trà gừng đường phèn.

Lưu ý trong mùa đông để cơ thể không bị hạ thân nhiệt đột ngột:

- Giữ ấm các bộ phận như: cổ, tay, chân, lưng,... vì thế khi ra ngoài phải mặc quần áo ấm, chất liệu chắn gió tốt, luôn đeo khẩu trang.

- Ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh ăn đêm nhiều vì hành động này sẽ làm hệ tiêu hóa quá tải và hoạt động yếu đi.

- Uống các loại trà thảo mộc, hạn chế cà phê, rượu bia,... tránh gây tình trạng đột quỵ.

- Hạn chế đồ ăn lạnh, đồ uống lạnh vì dễ làm cơ thể lạnh.

- Duy trì thói quen tập thể dục.

- Không tắm khuya, tắm lâu và tắm ở nơi không kín gió.


Tác giả: Nắng Mai