Ở bệnh nhân gout, khi lượng axit uric trong cơ thể tăng cao và xuất hiện ở màng hoạt dịch khớp, gây nên phản ứng viêm cấp tính, dẫn đến sưng đỏ, nóng và đau nhức khớp dữ dội, thậm chí làm giảm chức năng đệm đỡ của khớp, gây biến dạng khớp, tổn thương thận,…
Để kiểm soát gout và ngăn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp giúp giảm nồng độ axit uric trong máu dưới đây:
Uống nước nhiều mỗi ngày sẽ tăng cường bài tiết của thận, làm nước tiểu bị pha loãng, các tinh thể axit uric không còn khả năng kết tinh với nhau tạo sỏi hay bị gút nữa.
Do đó lời khuyên cho người bị gút hay những người bị rối loạn tăng axit uric trong máu thì tốt nhất nên bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 3-4 lít nước, tăng cường giảm axit uric máu một cách tự nhiên.
Táo có chứa hàm lượng kali cao có khả năng cân bằng môi trường axit và kiềm của cơ thể, giúp ngăn chặn tăng acid uric trong máu. Khi hệ thống có tính kiềm hơn sẽ giảm sự tích tụ acid uric trong máu hơn so với môi trường acid.
Do đó mỗi ngày bạn có thể sử dụng một ly nước ép táo quả hoặc giấm táo để giảm axit uric máu.
Thêm một cách giảm axit uric máu nữa đó là tiêu thụ vitamin C có trong rau củ quả tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giảm mức axit uric trong máu nhờ vào quá trình tăng bài tiết thận, giảm kết tủa urat gây gút.
Do đó những người bắt đầu khởi phát bệnh gout hoặc có dấu hiệu tăng axit uric trong máu thì nên tiêu thụ khoảng 500-3000mg vitmin C mỗi ngày dự phòng và giảm acid uric máu.
Ví dụ: Bạn có thể dùng nước chanh để trung hòa axit uric máu, uống 1 ly nước chanh vào mỗi sáng sau bữa ăn sáng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hàm lượng axit uric trong máu.
Hàm lượng axit uric trong máu có thể giảm được nhờ sử dụng baking soda. Nhờ khả năng trung hòa axit uric và kiềm hóa cơ thể nên có thể dùng baking soda giảm bệnh.
Khi dùng chỉ cần lấy 1/2 thìa cà phê baking soda rồi đem pha với 300ml nước sôi để ấm và uống. Ngày uống 2 lần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Cần giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt động vật, nội tạng động vật, hải sản, thịt nguội, xúc xích, giảm chất béo và các loại ngũ cốc, hạt …. Để giảm axit uric máu cần ăn nhiều trái cây và rau củ tươi, uống sữa ít béo. Cân bằng thực đơn hàng ngày dựa theo mức độ axit uric trong máu hay sự bùng phát của bệnh gout.
Biện pháp giảm axit uric trong máu cho người bị bệnh gout ở trên chỉ dành cho những trường hợp bị nhẹ, người bệnh không nên quá lạm dụng. Cần phải theo dõi, kiểm tra tầm soát thường xuyên để tìm ra hướng điều trị tích cực nhất có thể.