Biến chứng viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang

Biến chứng viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang
Viêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng xảy ra do hiện tượng viêm các xoang cạnh mũi, đa số các trường hợp là do nhiễm trùng. Bệnh viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang gây ra.

1. Những điều cần biết về viêm tắc tĩnh mạch

Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng bệnh lý nặng hơn suy giãn tĩnh mạch. Viêm tắc tĩnh mạch nếu không được điều trị đúng cách sẽ sinh ra các tổn thương thâm tím, khiến cho bệnh nhân đau đớn, nghiêm trọng có thể dẫn tới hoại tử phái tháo khớp.

Y học cổ truyền gọi viêm tắc tĩnh mạch là chứng thoát thư. Ban đầu bệnh nhân chỉ có dấu hiệu đầu chi lạnh dần, sau có thể dẫn tới hoại tử tứ chi nếu không được điều trị kịp thời. Thuật ngữ Y học hiện đại gọi viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch.

Viêm tắc tĩnh mạch là bệnh lý nguy hiểm vì triệu chứng ban đầu của bệnh dễ nhầm lẫn hoặc bỏ sót, dẫn đến chẩn đoán và điều trị muộn, không đúng phương pháp. Viêm tắc tĩnh mạch gây hại cho tứ chi, đặc biệt là hai chi dưới.

Viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang - Ảnh 1.

Viêm tắc tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây hoại tử tứ chi - Ảnh Internet.

Thông thường, tĩnh mạch nông hay bị viêm tắc, có màu đỏ, hình dạng giống như con giun bò, đau và cứng. Khi các cục máu đông xuất hiện gây lấp lòng tĩnh mạch, sẽ gây cản trở dòng máu từ chi dưới trở về tim, từ đó gây ra tình trạng ứ huyết trong lòng tĩnh mạch. Bên chi bị viêm tắc tĩnh mạch sẽ có hiện tượng sưng, đỏ, khi sờ vào có cảm giác căng.

Viêm tắc tĩnh mạch chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Dinh, vệ, khí, huyết không điều hòa, máu lưu thông kém, đặc biệt là ở những vùng như ngón tay, ngón chân. Giai đoạn này người bệnh sẽ có dấu hiệu chân tay lạnh, tê dại như kiến bò, bàn tay, bàn chân tê lạnh, đau theo từng đợt.

- Giai đoạn thứ hai: Khí trệ, huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn. Ngón chân, ngón chân có màu tím đỏ, dần chuyển thành tím đen, tê và đau nhức không chịu được.

- Giai đoạn thứ ba: Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hóa hỏa, hỏa độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy máu hoặc nước vàng. Cuối cùng, xương khớp hoại tử, thậm chí rụng đốt xương.

2. Viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang

Viêm xoang có nhiều loại. Dựa vào diễn biến bệnh, viêm xoang được chia thành viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Dựa theo vị trí, viêm xoang được chia thành các loại sau: viêm xoang sàng (sàng trước, sàng sau) , viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm xoang hàm.

Nguyên nhân gây ra biến chứng viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang có thể là do viêm xoang bướm hoặc viêm tấy ổ mắt. Vị trí của xoang bướm nằm ở dưới sàng sọ. Đây là xoang nằm sâu nhất trong khoang mũi, liên quan với thần kinh thị giác và động mạch cảnh trong.

Viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang - Ảnh 2.

Viêm xoang bướm là một trong những nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang - Ảnh Internet.

Các biểu hiện bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang thường gặp như sốt cao, rét run, cứng gáy, nhức đầu xuất hiện một cách ồ ạt. Màng tiếp hợp cũng sẽ bị phù nề, có màu đỏ bầm, nhãn cầu lồi và kém di động, gai mắt nề. Bệnh có khả năng lan nhanh ra cả 2 mắt. Do đó biến chứng này được xác định là vô cùng nghiêm trọng, trước khi kháng sinh được sử dụng, nó có tỷ lệ gây tử vong rất lớn.

Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh biến chứng viêm xoang gây ra tình trạng viêm tắc tĩnh mạch nguy hiểm do viêm xoang gây ra là phát hiện và điều trị sớm căn bệnh viêm xoang. Theo các bác sĩ, viêm xoang có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa hoặc Đông y. Dựa vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp.

Viêm xoang biến chứng gây ra nhiều tác hại lớn đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Chính vì vậy, người bệnh nên trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về bệnh cũng như có biện pháp điều trị và phòng ngừa sớm. Chỉ có như vậy, chúng ta mới luôn mạnh khỏe và không còn lo lắng về căn bệnh viêm xoang cũng như các biến chứng nguy hiểm của nó.


Tác giả: Ngọc Điệp