Biến chứng viêm phế quản ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời

Biến chứng viêm phế quản ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời
Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên các biến chứng viêm phế quản ở trẻ thường xuất hiện từ rất sớm. Điều này gây nên không ít nguy hiểm và khiến bệnh tình của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Biến chứng viêm phế quản ở trẻ đều có thể xảy ra ở cả giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, các bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng nhiều hơn. Điều này là do thời gian tác động lâu dài của các triệu chứng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp của trẻ.

1. Các biến chứng viêm phế quản ở trẻ

Dưới đây là các biến chứng viêm phế quản ở trẻ thường gặp và phổ biến:

Biến chứng nhiễm trùng

Trong trường hợp trẻ em bị viêm phế quản, khả năng bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là rất cao. Điều này sẽ làm kéo dài thời gian phục hồi bệnh của trẻ. Biến chứng này thường xuất hiện ở trẻ thuộc giai đoạn cuối của viêm phế quản mãn tính.

Viêm phổi

Ở bất cứ loại viêm phế quản cấp tính hay mãn tính, nguy cơ gặp phải nhiễm trùng, viêm phổi ở bệnh nhân đều không hề thấp. Viêm phổi là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài dai dẳng. Nó khiến hơn viêm phế quản ở trẻ nặng và trở nên khó điều trị hơn.

Viêm phổi do ho

Ho do viêm phế quản không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, cảm thấy ngứa vùng cổ họng mà còn kéo theo nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Nó khiến các em dễ bị nghẹn thức ăn, nhất là khi ho trong bữa cơm. Điều này có thể khiến thức ăn sau khi nuốt đi chệch quỹ đạo. Chúng có thể đi sai đường ống và vào phổi thay vì xuống dạ dày như bình thường.

Viêm phổi do ho nhiều có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng dai dẳng. Biến chứng viêm phế quản ở trẻ do ho gây tổn hại không nhỏ cho sức khỏe. Thậm chí, các bé phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể hồi phục bình thường.

Bệnh tim

Khi trẻ bị viêm phế quản sẽ gặp phải triệu chứng khó thở. Việc khó thở kéo dài có thể gây nên chèn ép và tạo căng thẳng cho tim. Điều này có thể dẫn đến biến chứng viêm phế quản ở trẻ là bệnh tim. Hoặc trầm trọng hơn có thể khiến các em bị suy tim.

2. Khi nào nên đưa trẻ bị viêm phế quản đến bác sĩ?

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc hít thở và các dấu hiệu sau đây cần nhanh chóng đưa đến trung tâm y tế để tránh các biến chứng viêm phế quản ở trẻ có thể xảy ra:

- Ho khan

- Xuất hiện chất nhầy dày, có màu xanh hoặc vàng.

- Tắc nghẽn xoang

- Mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc ớn lạnh

- Khó chịu ở ngực do ho

- Trì hoãn phục hồi: Nếu thời gian phục hồi bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ thấp hơn 10 ngày, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ. Bởi rất có thể trẻ bị rối loạn hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn.

- Triệu chứng tái phát sau khi phục hồi: Cơn ho kéo dài hơn 4-6 tuần hoặc tái phát và có dấu hiệu trầm trọng sau khi được điều trị.

- Khó thở: Khi hoạt động thể chất, vui chơi, trẻ cảm thấy khó thở, cần được nghỉ ngơi.

- Nôn ra máu: Nếu trẻ nôn hoặc có lẫn cục máu đông trong đờm, đây có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn viêm phế quản.

- Sưng: Nếu trẻ bị sưng hoặc phồng ở tay và chân, đây có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, tim mạch. Lúc này trẻ cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Biến chứng viêm phế quản ở trẻ rất đa dạng và nguy hiểm. Điều này là do chức năng miễn dịch, kháng lại vi khuẩn, virus của cơ thể chưa hoàn thiện. Do đó tốc độ diễn biến cũng như các triệu chứng thường phát triển rất nhanh và khó lường trước. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc và điều trị cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.


Tác giả: Lê Thọ Hưng