Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, viêm họng cũng là một trong những biến chứng của căn bệnh này.
Làm sao để xác định đúng hiện tượng viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản? Cần làm gì để điều trị và kiểm soát tình trạng này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản thường rất dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Cũng như viêm họng thông thường, biến chứng này thường gây ra các tình trạng như khô, ngứa, đau họng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể nhận biết viêm họng do trào ngược dạ dày nhờ các triệu chứng sau:
- Cảm giác cồn cào ruột gan
- Cảm giác nóng, rát ở phần ngực
- Khó tiêu và đầy bụng
- Ợ chua
- Buồn nôn
- Cảm giác nghẹt ở cổ họng do có khối u trong họng
- Hắng giọng liên tục
- Giọng khản đặc
- Chứng hôi miệng
- Cổ họng bị kích thích gây tấy đỏ
- Có chất nhầy trong cổ họng
Khi có các biểu hiện này, bệnh nhân cần đi thăm khám sớm các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lựa chọn các bệnh viện có uy tín để tiến hành các xét nghiệm. Bởi một số trường hợp, viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản thường bị chẩn đoán nhầm sang viêm amidan mãn tính và tái phát.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh biến chứng trầm trọng hơn.
Axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây ra viêm. Biểu hiện cụ thể nhất của tình trạng này là đau họng, khản giọng, hắng giọng liên tục và ho. Ở nhiều bệnh nhân, viêm dây thanh quản còn có thể khiến người bệnh có cảm giác nghẹt ở họng. Những triệu chứng này thường được gọi là trào ngược thanh quản (LPR).
Nhiều nghiên cứu cho rằng LPR là một triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây là một vấn đề y tế riêng. Trào ngược thanh quản có thể bắt đầu như một căn bệnh thông thường về đường hô hấp.
Tuy nhiên, khi các triệu chứng này kéo dài, dây thanh quản của bệnh nhân sẽ bị tổn thương. Do đó, dây thanh quản sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi axit dạ dày hơn.
Trào ngược thanh quản thường xảy ra phổ biến ở một số đối tượng nhất định. Chẳng hạn như ca sĩ, giáo viên và những người phải nói quá nhiều. Yếu tố nguy cơ sẽ cao hơn khi những đối tượng này bị trào ngược dạ dày thực quản.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản là một trong những cách quan trọng để cải thiện tình trạng viêm họng. Trào ngược dạ dày thường xuất phát từ những nguyên nhân liên quan đến lối sống. Chẳng hạn như ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, sử dụng cà phê, trà, nước có ga, thuốc lá… Do đó, để giảm trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần hạn chế các thói quen không tốt trên.
Ngoài ra, khi trào ngược dạ dày nghiêm trọng, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc như:
Các loại thuốc giúp trung hòa acid: Thuốc có tác dụng giảm trào ngược dạ dày bằng cách trung hòa acid dịch vị. Các loại thuốc thường gặp trong nhóm thuốc này gồm có: nhôm hydroxyd, magie hydroxyd…
Các loại thuốc kháng thụ thể H2: Thuốc kháng histamin H2 sẽ làm giảm tiết acid gây trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc như cetirizin, clorpheniramin...
Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các loại thuốc này thường phù hợp cho các trình trạng trào ngược họng- thanh quản. Một số loại thuốc phổ biến nhóm thuốc này gồm: omeprazole, lansoprazol, esomeprazole...
Tuy nhiên, các loại thuốc trên thường không được khuyến khích sử dụng trong thời gian kéo dài. Bởi chúng sẽ gây giảm axit dạ dày, tiêu hóa kém và tác động đến cơ thắt thực quản dưới. Do đó, thuốc chỉ được khuyên dùng để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày tạm thời.
Khi bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp điều trị cần thiết. Phẫu thuật sẽ giúp tạo một chiếc van mới tại vùng cơ tâm vị. Điều này có tác dụng ngăn chặn dịch vị hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản và họng.
Viêm họng là một biến chứng phổ biến và dễ nhầm lẫn của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, để xác định tình trạng bệnh một cách chính xác, bệnh nhân cần thăm khám sớm tại các bác sĩ chuyên khoa.