Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói theo một cách khác đây là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính, gồm: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa (thần kinh hông) sẽ dẫn đến chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (đó là đau dây thần kinh tọa).
Thoát vị đĩa đệm thường để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Khi các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng bị chèn ép, bệnh nhân có thể xuất hiện chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Đặc biệt, khi bệnh nặng có thể gây teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.
Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (đĩa đệm C5 – C6 – C7), người bệnh thường có triệu chứng đau vùng cổ và vai gáy. Sau đó cơn đau lan dọc theo cánh tay, gây nên hiện tượng tê cánh tay, bàn tay, ngón tay, đặc biệt dẫn đến biến chứng thoát vị đĩa đệm như teo, yếu cơ cánh tay hoặc ngón tay.
Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (đĩa đệm L4 – L5 hoặc L5 – S1), người bệnh gặp phải những cơn đau ở vùng thắt lưng, lan rộng đến vùng mông, mặt sau của đùi và chân. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, cơ thể sẽ có biểu hiện tê, ngứa ran ở chân, teo cơ đùi, làm suy giảm khả năng đi lại.
Như vậy sau khi mắc bệnh một thời gian, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng thoát vị đĩa đệm với tình trạng teo cơ. Khi đó khối cơ ở tay hoặc chân trở nên teo nhỏ, giảm kích thước và khối lượng. Teo cơ có thể xảy ra ở một bên (trái/phải) hoặc cả hai bên. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó cũng yếu đi. Một số người bị teo cơ ở chân, không đứng được bằng mũi chân, chủ yếu đứng bằng gót chân, hạn chế đi lại, dáng đi mất thăng bằng.
Nguyên nhân gây teo cơ là do khối thoát vị gây chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh, làm cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ, khiến chúng thiếu chất dinh dưỡng và bị teo dần. Hơn nữa, khi cơn đau kéo đến, người bệnh thường có xu hướng hạn chế vận động hoặc bất động một chỗ, lâu ngày dẫn đến teo cơ.
Nếu teo cơ được chẩn đoán do biến chứng thoát vị đĩa đệm gây ra, chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng. Lúc này, các loại thuốc chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời, không thể chữa dứt điểm.
Khi cơn đau trở nên dữ dội hơn, phần lớn các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối thoát vị đang gây chèn ép dây thần kinh hoặc thay đĩa đệm nhân tạo. Thế nhưng, đây có phải là phương pháp tối ưu nhất?
Trên thực tế có không ít trường hợp bị thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật nhiều lần nhưng không cải thiện được bệnh. Các cơn đau vẫn tiếp tục quay trở lại, rất ít có trường hợp phẫu thuật chữa khỏi 100%. Chưa kể, quá trình phẫu thuật lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể để lại hậu quả suốt đời.
Như vậy, biến chứng thoát vị đĩa đệm gây teo cơ gần như là giai đoạn cuối cùng của bệnh, khi người bệnh đã chậm trễ trong điều trị ở giai đoạn đầu. Biến chứng này khá phức tạp và rất khó chữa lành. Trên thực tế có không ít người đành phải chấp nhận tình trạng này.