Tàn phế, tử vong và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tàn phế, tử vong và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Biến chứng thần kinh do tiểu đường gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Nếu biến chứng trên 50% thì khả năng hồi phục dường như rất khó.

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh phải đối mặt với những gánh nặng về chi phí điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tính mạng. 

Theo thống kê, cứ 1.000 bệnh nhân bị loét chân do tiểu đường thì có hơn 58 ca tử vong. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do biến chứng tiểu đường gây ra như tim mạch, xương khớp và dây thần kinh. Con số này chứng minh cho việc bệnh nhân tiểu đường cần hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện sớm những biến chứng của bệnh.

Trong số những biến chứng của tiểu đường gây ra, biến chứng thần kinh được coi là biến chứng nguy hiểm do tuần hoàn máu kém gây ra. Vậy làm thế nào để chẩn đoán biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường cũng như những phương pháp điều trị, phòng tránh kịp thời.

1. Chẩn đoán biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Một khi mắc bệnh tiểu đường thì bệnh nhân cần theo dõi sát sao những dấu hiệu bất thường như tê bì chân tay, tiểu khó, rối loạn tay chân...Đây là một trong những dấu hiệu giúp bác sĩ đánh giá chính xác bạn có bị biến chứng thần kinh hay không. Từ đó kết luận mức độ nặng nhẹ, nguy hiểm để tìm phương án điều trị.

Các test kiểm tra mức độ cảm nhận của chân hoặc tay bạn về nhiệt độ nóng hoặc lạnh, về cảm giác đau (châm kim), về cảm giác rung... Thông thường để xác định một bệnh nhân có biến chứng thần kinh hay không chỉ cần dựa vào kết quả khám lâm sàng là đủ. Một số bệnh nhân sẽ được đo điện cơ nhằm đánh giá mức độ co cơ khi có các kích thích về dòng điện. Những bệnh nhân có biến dạng khớp kiểu Charcot được chụp XQ để đánh giá tổn thương xương khớp.

bien-chung-than-kinh-tieu-duong

 

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng để bác sĩ chẩn đoán có bị biến chứng thần kinh do tiểu đường hay không. Các bệnh nhân đái thào đường cần được thăm khám định kỳ thường xuyên đặc biệt là thần kinh, thăm khám bàn chân 1-2 lần mỗi năm để tránh bỏ sót các triệu chứng nguy hiểm, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.


2. Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân gây biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên việc đường máu cao kéo dài gây tổn thương, tắc nghẽn các mạch máu là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. 


Lượng đường trong máu cao có thể sinh ra các chất chuyển hóa gây độc cho cơ thể, khiến cho các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền tín hiệu chậm lại có khi mất hẳn. Những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, nếu trên 50% tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể.


Những người bị tiểu đường lâu, tuổi cao hay mắc thêm các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, hút thuốc...cũng là nhóm đối tượng dễ bị biến chứng về thần kinh. Ngoài ra nam giới bị tiểu đường tuýp 2 cũng dễ bị biến chứng thần kinh hơn các bệnh nhân nữ và nhóm đái tháo đường loại 1.


Ngoài việc, không kiểm soát tốt đường máu, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường: Thời gian bị đái tháo đường lâu; Tuổi cao… mắc thêm các bệnh tim mạch, có tăng huyết áp, béo phì, có rối loạn mỡ máuHút thuốc lá, dinh dưỡng kém, có biến chứng thận,…Ngoài ra, các bệnh nhân nam giới, bệnh nhân tiểu đường týp 2 cũng dễ bị biến chứng thần kinh hơn các bệnh nhân nữ, và bệnh nhân đái tháo đường týp 1.

3. Điều trị biến chứng thần kinh do tiểu đường

Quan trọng và hiệu quả nhất là phải kiểm soát đường máu thật tốt, tránh để đường máu rơi vào vùng nguy hiểm. Để đạt được mục tiêu này, nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải chuyển sang tiêm insulin.

bien-chung-than-kinh-tieu-duong-4

Ngoài ra cần loại bỏ các yếu tố làm nặng thêm biến chứng thần kinh như duy trì chế độ tập luyện đều đặn, phấn đấu có cân nặng bình thường, điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và bỏ thuốc lá... Các biện pháp điều trị vật lý như đi tất, mặc quần áo dài khi đi ngủ để phòng ngừa chiếu, ga giường chạm vào da gây đau.


Các bác sĩ thường sử dụng sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Bluebrry có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, để cải thiện và ngăn chặn tình trạng tê bì, các biến chứng thần kinh khác ở bệnh nhân đái tháo đường.


4. Kết luận

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể được phát hiện sớm. Chính vì sự nguy hiểm của loại biến chứng này mà rất nhiều bệnh nhân không thể hồi phục sau khi biến chứng xảy ra. Hậu quả là gây tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Phòng ngừa và kiểm soát đường máu thật tốt là lời khuyên được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cao để giúp cải thiện tình trạng bệnh, phòng tránh biến chứng.




Tác giả: MN