Biến chứng sau nhổ răng là gì? Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng

Biến chứng sau nhổ răng là gì? Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng
Nếu răng không thể phục hồi và có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác thì bắt buộc phải nhổ. Vậy biến chứng sau nhổ răng là gì? Có nguy hiểm không?

Biến chứng sau nhổ răng có thể xảy ra với bất kỳ ai do nhiều nguyên nhân. Do đó bạn nên tìm hiểu thông tin để biết cách phòng ngừa những rủi ro và phát hiện điều trị sớm.

1. Khi nào nên nhổ răng?

Nhổ răng là biện pháp cuối cùng khi răng bị hỏng nặng và để điều trị dứt điểm các vấn đề về răng đang gặp phải. Thường những trường hợp sau bạn bắt buộc phải nhổ răng:

Răng khôn mọc lệch: Trong độ tuổi 18 - 25 thường ai cũng sẽ bắt đầu mọc răng khôn. Do mọc sau hay dễ mọc sai vị trí gây ảnh hưởng đến các răng khác nên việc nhổ là bắt buộc.

Chỉnh nha: Để việc chỉnh nha đạt hiệu quả tốt, một vài đối tượng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Bệnh răng miệng: Để không gây hại đến các răng còn lại thì với những người bị viêm nha chu, sâu răng nặng… sẽ được nha sĩ khuyên nhổ.

Nguy cơ nhiễm trùng: Răng có nguy cơ bị nhiễm trùng khi hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng bởi việc cấy ghép nội tạng hay hóa trị.

Biến chứng sau nhổ răng là gì? Những lưu ý trước và sau khi nhổ - Ảnh 1.

Nhổ răng là biện pháp cuối cùng khi răng bị hỏng nặng (Nguồn: Internet)

Đọc thêm:

- Nhổ răng khôn kiêng gì? Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn

- Nhổ răng khôn bị sưng mặt: Nguyên nhân và cách điều trị

2. Biến chứng sau nhổ răng

Các biến chứng xảy ra với nhiều mức độ khác nhau nhưng thường phổ biến nhất là các tình trạng dưới đây:

2.1. Chảy máu và sưng đau

Sau khi thực hiện các tiểu phẫu, tình trạng răng chảy máu & sưng đau là điều bình thường với mọi người. Lúc này bạn có thể dùng thuốc giảm đau, chườm đá để làm dịu đi cơn đau.

Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và thậm chí còn ra nhiều máu hơn thì khả năng vị trí răng nhổ đã bị nhiễm trùng. Tình trạng này thường bắt nguồn từ việc vệ sinh chưa được kỹ lưỡng và tuân thủ theo chỉ định chăm sóc tại nhà của bác sĩ.

Trong trường hợp này bác sĩ cho sẽ bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh nên bạn cần thông báo sớm để kịp thời điều trị.

Biến chứng sau nhổ răng là gì? Những lưu ý trước và sau khi nhổ - Ảnh 2.

Bạn có thể chườm để giảm sưng đau vị trí nhổ răng (Nguồn: Internet)

2.2. Lệch khớp cắn

Nhổ một chiếc răng vô tình có thể khiến những răng xung quanh xô lệch dẫn đến biến chứng lệch khớp cắn.

Biến chứng nhổ răng có thể xảy ra là làm lệch khớp cắn, biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ mà người bệnh cũng có nguy cơ khó nhai, thậm chí là khó nói khi giao tiếp. Nếu bị lệch khớp cắn, nha sĩ sẽ chỉ định lắp thêm răng giả bù vào vị trí răng đã nhổ.

2.3. Viêm xương ổ răng

Nhổ răng xong sẽ xuất hiện cục máu đông nơi nhổ với tác dụng bảo vệ các xương cơ, mô, dây thần kinh. Tuy nhiên với một số người lại không có hay bong sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm xương ổ răng. Bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát ở vị trí nhổ răng có phần xương trắng và cảm thấy có vị khó chịu trong khoang miệng.

Tuy không gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng nhưng thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn bình thường. Do đó khi mới nhổ răng xong bạn nên tuân thủ theo các chỉ định chăm sóc răng miệng tại nhà.

2.4. Tiêu xương ổ răng

Biến chứng này thường gặp phổ biến nhất với những người nhổ răng nhiều lần. Nguyên nhân bởi xương ổ răng trở nên mềm hơn nên dê bị tiêu biến khi vi khuẩn xâm nhập hay mất răng. Không chỉ khiến hàm xô lệch, gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai hay khả năng cấy răng giả.

2.5. Tổn thương dây thần kinh sinh ba

Một trong những nhóm dây thần kinh trên mặt là dây thần kinh sinh ba chia thành 3 nhánh: nhánh đầu đi tới vùng da đầu, xung quanh mắt, trán, nhóm 2 là vị trí quanh má, nhóm 3 là khu vực quanh hàm.

Biến chứng này tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra do sai sót trong quá trình tiểu phẫu. Một số triệu chứng thường gặp của biến chứng này là tê mặt, ngứa, đau, khó khăn khi ăn uống… Với trường hợp này thì sẽ cần sự can thiệp của pháp lý.

3. Lưu ý trước và sau khi nhổ răng

3.1. Trước khi nhổ răng

- Bạn không nên nhổ răng khi đang ốm, trong kỳ kinh nguyệt, tiểu đường, dị ứng hay mắc bệnh về tim, gan, phổi.

- Những người đang gặp vấn đề về máu thì trước khi nhổ răng sẽ cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra thời gian đông và chảy máu…

- Xét nghiệm tình trạng bệnh lý

- Nếu có nhiều răng cần nhổ, bạn không nên thực hiện cùng 1 buổi vì có thể gây mất máu nhiều. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt có thể nhổ nhiều chiếc cùng một lúc.

3.2. Sau khi nhổ răng

Biến chứng sau nhổ răng là gì? Những lưu ý trước và sau khi nhổ - Ảnh 3.

Vệ sinh răng bằng nước muối hàng ngày (Nguồn: Internet)

- Tuyệt đối tránh sử dụng các đồ uống có cồn và đồ lạnh.

- Sau khi nhổ, bạn nên theo dõi tình trạng sức khoẻ, nếu có gì bất thường hãy báo với bác sĩ để kịp thời điều trị.

- Hàng ngày nên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý.

- Khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ thì bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau.

Trên đây là những thông tin về các biến chứng sau nhổ răng. Khi có các dấu hiệu trên, việc cần làm đầu tiên là liên hệ nha sĩ để thông báo về tình trạng để có thể tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro và các biến chứng sau khi nhổ bạn cũng nên tìm các địa chỉ, bệnh viện uy tín để thực hiện nhổ răng.


Tác giả: Trang Lê