Biến chứng sau mổ và cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Biến chứng sau mổ và cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày
Mổ dạ dày là phẫu thuật được chỉ định trong một số trường hợp như ung thư dạ dày, u dạ dày lành tính, béo phì, ung thư trực tràng...Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày là vấn đề được nhiều người thân và bệnh nhân quan tâm.

1. Các biến chứng sau phẫu thuật dạ dày

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp điều trị phổ biến ở các bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày. Phương pháp này có 2 kỹ thuật: Phẫu thuật cắt bán phần và phẫu thuật cắt toàn phần. Tùy vào mức độ bệnh nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định hình thức mổ như thế nào.

Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày mặc dù có hiệu quả đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

- Trào ngược axit dạ dày

- Bệnh tiêu chảy

- Hội chứng dumping

- Nhiễm trùng vết rạch hoặc nhiễm trùng ngực

- Chảy máu bên trong hoặc bên ngoài

- Rò rỉ từ dạ dày tại khu vực phẫu thuật

- Buồn nôn và ói mửa 

- Axit dạ dày bị rò rỉ vào thực quản gây sẹo, thu hẹp hoặc co thắt

- Tắc nghẽn ruột non 

- Thiếu vitamin và một số biến chứng khác

2. Các nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Khi mổ dạ dày, người bệnh thường bị sụt cân nghiêm trọng do gặp khó khăn trong ăn uống, chính vì vậy việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày là vấn đề quan trọng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này. 

* Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

- Khi cắt dạ dày bệnh nhân được đặt thông mũi dạ dày, là một ống nhỏ đi từ mũi xuống tới dạ dày hoặc ruột non. Ống này để dẫn lưu dịch dạ dày ra ngoài đều đặn.

- Bệnh nhân cần được nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống lại bình thường. Hầu hết bệnh nhân có thể bắt đầu ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu.

- Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau, nếu thấy cơn đau không giảm bớt, cần phải báo lại điều dưỡng để được thay thế loại thuốc hiệu quả hơn. 

- Thường thì sau khi cắt dạ dày 1-2 tuần bệnh nhân có thể xuất viện.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày, người nhà cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn ngay sau khi mổ vì điều này sẽ gây ra các vấn đề nguy hiểm cho vết mổ và sức khỏe của người bệnh. 

Sau khi bỏ ống ra khỏi dạ dày có thể uống ít nước, mỗi lẫn từ 4 - 5 muỗng canh, 2 tiếng uống 1 lần. Nếu không có phản ứng bất thường, ngày tiếp theo có thể uống thêm lượng chất lỏng vừa phải, 50 - 80ml/ lần. Ngày thứ ba để chế độ ăn toàn chất lỏng, mỗi lần từ 100 - 150ml.

* Ăn ít và chia thành nhiều bữa

Phẫu thuật ung thư dạ dày mang tính điều trị triệt để, do vậy chức năng dạ dày của người bệnh lúc này rất kém. Một phần dạ dày chỉ có thể hoạt động bình thường trong trường hợp phẫu thuật bán phần, do vậy lượng thức ăn nạp vào phải ít hơn rất nhiều so với trước đây. 

Để đảm bảo sức khỏe và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, cách tốt nhất là cho người bệnh ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày kịp tiêu hóa và đưa năng lượng cung cấp cho cơ thể. 

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân sau cắt bỏ dạ dày nên ăn ngày ăn từ 6 - 7 bữa, nguyên tắc ăn uống như sau: 

- Thực phẩm không phải là chất rắn, ăn ở dạng lỏng, ăn ít và chia làm nhiều bữa, cách 2 - 3 tiếng ăn 1 bữa,.

- Nên chọn các loại thức ăn không gây đầy hơi, không quá ngọt như trứng, súp, cháo, súp rau, phở mềm... 

- Sau khi ăn nên nằm nghỉ từ 20 - 30 phút.

- Ăn ít đồ ngọt

Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây ra những triệu chứng bất thường, do vậy bệnh nhân cần chú ý kiểm soát liều lượng đường đưa nào cơ thể. 

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày đòi hỏi người nhà cần có kiến thức trong việc dinh dưỡng, cách ăn uống và luyện tập như thế nào hợp lý. Đặc biệt, bệnh nhân sau mổ không nên ăn nhanh, tuyệt đối ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ tốn cho đến khi có thể hấp thụ hoàn toàn. 

Một số loại thực phẩm không nên ăn từ 3-6 tháng sau mổ như đồ chiên rán nhiễu dầu mỡ, đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chua...

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày cũng nên bổ sung thêm thức ăn chứa nhiều protein, rau xanh, tăng cường chất chống oxy hóa, có thể ăn gan động vật để tăng sự hấp thu các khoáng chất vitamin.  Đối với các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt dễ xảy ra sau phẫu thuật, cần phải chú ý ăn lượng thức ăn có máu động vật như thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ đậu nành, rau xanh, vừng, táo tàu…

3. Một số lưu ý đặc biệt sau phẫu thuật

Bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi mổ sẽ cảm thấy yếu sức trong một thời gian, ngoài ra có thể bị tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng...Các hiện tượng tiêu cực này sẽ giảm bớt sau thời gian phục hồi và dùng thuốc đúng cách. 

Đa số bệnh nhân sau mổ thường cảm thấy chán ăn, dẫn đến sụt cân nhanh chóng, vì vậy người nhà có thể tham khảo phương pháp nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc qua đường ruột. Một hội chứng khác có tên gọi dumping xảy ra khi thức ăn vào ruột non quá nhanh khiến bệnh nhân thấy đau bụng quặn cơn, buồn nôn, trường bụng, tiêu chảy và chóng mặt.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người nhà cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng những phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày bên trên. 


Tác giả: TMH