Biến chứng quai bị ở bà bầu ảnh hưởng thế nào đến mẹ và thai nhi?

Biến chứng quai bị ở bà bầu ảnh hưởng thế nào đến mẹ và thai nhi?
Phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Biến chứng quai bị ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh con dị dạng.

Các chuyên gia cho biết, virus quai bị có thể tồn tại từ 30 – 60 ngày bên ngoài cơ thể, trong điều kiện nhiệt độ từ 15 – 200 độ C. Chúng chỉ bị tiêu diệt bởi hóa chất diệt khuẩn hoặc nhiệt độ 560 độ C trở lên.

Con đường lây nhiễm quai bị chủ yếu qua hô hấp, nước bọt, dịch tiết mũi họng của người bệnh. Do đó bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc quai bị nếu chưa được tiêm phòng trước đó.

Phụ nữ mang thai mắc quai bị sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn so với người bình thường. Bởi căn bệnh này không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Tìm hiểu các biến chứng quai bị khi mang thai là vô cùng cần thiết để phòng tránh và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng quai bị ở bà bầu thường gặp.

1. Biến chứng quai bị ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Đối với người khỏe mạnh bệnh quai bị khá lành tính. Nó ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời, điều trị và kiêng cữ đúng cách. Tuy nhiên mắc quai bị khi mang thai lại vô cùng nguy hiểm. Bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được giám sát kỹ lưỡng.

Biến chứng quai bị ở bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc gây dị dạng thai nhi.

Đối với người mẹ, khi mắc quai bị hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm dẫn đến các triệu chứng bệnh phát triển nhanh và nguy hiểm hơn. Cụ thể, khi bị nhiễm virus quai bị thai phụ có thể bị sốt cao từ 39 - 40 độ C.

Kèm theo đó là đau, nhức đầu dữ dội, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau họng, không ăn uống được...Amidan sưng to khiến một hoặc hai bên má sưng đau, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bà bầu.

Không chỉ vậy, quai bị còn có mối liên quan nhất định với các bệnh tim mạch, xơ hóa cơ tim. Một số trường hợp bà bầu mắc quai bị trong thời gian sinh con có thể bị suy hô hấp và giảm tiểu cầu.

Biến chứng quai bị ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng quai bị ở bà bầu nguy hiểm như thế nào? - Ảnh: internet

2. Các biến chứng khi mắc quai bị ở bà bầu thường gặp

Biến chứng quai bị ở bà bầu nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Một số biến chứng có thể xảy ra với mẹ như viêm tuỵ, viêm buồng trứng, sảy thai, viêm khớp, tổn thương thần kinh...Đối với thai nhi bệnh có thể gây dị tật viêm tuyến mang tai sau khi bé yêu được sinh ra.

2.1. Một số biến chứng nguy hiểm

Một trong những biến chứng quai bị ở bà bầu thường gặp là viêm buồng trứng. Tỉ lệ phụ nữ bị biến chứng viêm buồng trứng chiếm 7% số trường hợp. Tuy nhiên biến chứng này ít khi dẫn đến vô sinh.

- Sẩy thai, sinh non, thai chết lưu cũng là biến chứng quai bị thường gặp ở phụ nữ mang thai. Các trường hợp này thường xảy ra khi thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên bị quai bị ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ cũng đều nguy hiểm. Do đó nếu mẹ bầu phát hiện dấu hiệu bất thường trên cơ thể cần đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị ngay lập tức.

- Viêm tụy cấp là một trong những biến chứng quai bị khi mang thai nguy hiểm nhất cho bà bầu. Đây là biến chứng nặng thường xảy ra vào ngày 4 - 10 khi tuyến mang tai đã bớt sưng. Dấu hiệu của biến chứng là bệnh nhân sốt trở lại, đau thượng vị, buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, tụt huyết áp,...

Biến chứng quai bị ở bà bầu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Biến chứng khi bà bầu bị quai bị có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm - Ảnh: Internet

- Nhiễm trùng não là biến chứng quai bị ở bà bầu cực kỳ hiếm gặp. Biến chứng có thể gây tổn thương thần kinh dẫn đến mất thính lực sau khi khỏi bệnh. Biến chứng thường xảy ra sau viêm tuyến mang tai 3 - 10 ngày. Thai phụ có thể xuất hiện một số triệu chứng như khó chịu, nhức đầu, bứt rứt, co giật, rối loạn thị giác,...Tổn thương thần kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến giảm thị lực, suy giảm thính lực, điếc,...

- Ngoài ra phụ nữ mang thai mắc quai bị cũng có thể bị viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, tuyến giáp,...nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

2.2. Ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Biến chứng quai bị ở bà bầu tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của bào thai do cơ thể người mẹ bị suy yếu. Đặc biệt bà bầu mắc quai bị trong 12 tuần đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai. Bà bầu mắc quai bị trong 12 tuần cuối tăng nguy cơ sinh non, đe dọa tính mạng của trẻ.

Hiện nay quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu chẳng may bạn bị quai bị trong thời kỳ mang thai hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị và theo dõi cụ thể. Bên cạnh đó áp các biện pháp phòng tránh bằng cách tiêm vaccine quai bị trước khi có kế hoạch mang thai để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình.


Tác giả: HT