Biến chứng nguy hiểm do rối loạn kinh nguyệt gây ra

Biến chứng nguy hiểm do rối loạn kinh nguyệt gây ra
Bạn gái nên cẩn thận khi kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường nhé!

Khoảng 1 năm gần đây, cứ trước ngày bị nguyệt san là y như rằng em bị rơi vào tâm trạng u sầu và căng thẳng vô cùng. Em gần như trở thành một con người khác, lúc nào cũng có thể cáu bẳn, la hét, mắng mỏ mọi người xung quanh. Nhiều khi có cảm giác toàn thân nhức mỏi, không thể kiểm soát được suy nghĩ của mình, thậm chí cảm thấy chán đời đến mức muốn bỏ nhà ra đi hoặc phá phách một cái gì đó cho bõ. Mong bác sĩ giải đáp liệu có phải em đã mắc phải bệnh gì liên quan đến thần kinh không và phải điều trị bằng thuốc gì ạ? Em xin cảm ơn! (babee...@yahoo.com.vn).

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt trầm trọng.

Ở nữ giới, sau khi rụng trứng (giai đoạn hoàng thể) một số người có cảm giác khó chịu, căng thẳng và cảm thấy mình bất hạnh. Người ta gọi đây là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS = premenstrual syndrome). Các triệu chứng này chỉ xuất hiện vào tuần cuối của giai đoạn hoàng thể và mất đi ngay khi bắt đầu hành kinh, thường nhẹ nên ít người chú ý đến việc khám và điều trị.

Nhưng có khoảng 3 - 8% trường hợp gặp phải triệu chứng trầm trọng hơn gọi là rối

loạn hoảng loạn hay rối loạn nặng tiền kinh nguyệt (PMPD = premenstrual disphoric disorder) với các triệu chứng kích thích, hoảng loạn, khó chịu, cáu giận, đối kháng, chỉ trích (thường với người gần gũi), căng thẳng lo âu, thờ ơ (với người khác, với các hoạt động hay các mối quan hệ), có cảm giác buồn bã hay tuyệt vọng sâu sắc, khóc lóc, mệt mỏi, tính khí thay đổi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, nổi bật là các biểu hiện trầm cảm.Đối với rối loạn tiền kinh nguyệt nặng có thể dùng một số thuốc sau:

- Nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRI ):Trong rối loạn tiền kinh nguyệt nặng biểu hiện nổi bật nhất là trầm cảm (đây chỉ là triệu chứng chứ không phải là bệnh trầm cảm). Vì vậy, nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI làm tăng lượng serotonin trong não nên dùng để làm giảm các biểu hiện này như fluoxetin, sertralin, paroxetin và ecitalopram. Trong đó, fluoxetin được ưu tiên sử dụng nhiều hơn vì giảm ngay được các biểu hiện trầm cảm. Do là biểu hiện trầm cảm nhất thời nên chỉ dùng các thuốc này trong thời gian ngắn mà không kéo dài như trong điều trị bệnh trầm cảm. Fluoxetin có tích lũy, thải trừ chậm nên chỉ dùng liều vừa đủ trong thời gian vừa đủ do thầy thuốc chỉ định.

Đặc biệt tuyệt đối không dùng chung SSRI với thuốc chống trầm cảm IMAO (vì tương tác này gây độc), thuốc ngủ diazepam (vì fluoxetin làm chậm sự thanh thải của diazepam, tăng nồng độ diazepam máu, gây độc)...

- L-tryptophan:Đây là acid-amin, một tiền chất để tạo ra serotonin (yếu tố quyết định trạng thái) và melatonin (một yếu tố gây ngủ). Dùng L-tryptophan là gián tiếp dùng serotonin (yếu tố làm giảm các triệu chứng trầm cảm). Một số thực phẩm giàu L-tryptophan như trứng, tảo khô, thịt bò, thịt lợn, cá hồi... Dùng L-tryptophan không hiệu quả nhanh như dùng SSRI và đòi hỏi dùng một lượng lớn.

- Vitamin B6: có tác động trên tiền đình, được chứng minh là làm giảm một số triệu chứng của rối loạn tiền kinh nguyệt nặng.Tuy vậy, bác sĩ Mèo vẫn khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp và kịp thời cho tình trạng của mình.Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Tác giả: Bác sĩ Mèo