Khi thai phụ mắc bệnh Rubella trong thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh Rubella bẩm sinh. Bệnh Rubella bẩm sinh thường hay đi kèm với nguy cơ dị tật cao tại nhiều hệ cơ quan khác nhau. Trong đó, biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh là một vấn đề rất thường xảy ra ở những trẻ này.
Như đã nói, biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh là một biến chứng khá thường gặp ở các trẻ có mẹ bị mắc Rubella khi mang thai. Mức độ ảnh hưởng lên mắt của trẻ do bệnh Rubella bẩm sinh có thể thay đổi nhiều mức độ, từ ảnh hưởng nhẹ cho đến nặng hoặc rất nặng.
- Mức độ nhẹ: Biến chứng mắt do bệnh Rubella thường chỉ biểu hiện bằng tình trạng mắt nhỏ, lác trong, rung giật nhãn cầu, sụp my, viêm võng mạc sắc tố,...
- Mức độ trung bình: Trẻ có thể bị bệnh Glocom, đục thủy tinh thể, hoặc lác nhiều.
- Mức độ nặng: Các biểu hiện tại mắt rất nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thị giác của bệnh nhân như Glocom nặng, lác nặng, và đục thủy tinh thể mức độ nặng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên,...
Trong các biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh như đã kể trên, viêm võng mạc sắc tố là tình trạng thường gặp nhất với tỷ lệ từ 25 - 50% tổng số ca bệnh, đục thủy tinh thể gặp ở 17% số ca bệnh,...
Biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh không gặp ở tất cả các trẻ sinh ra bởi các thai phụ bị mắc bệnh Rubella trong thai kỳ. Khả năng mắc biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh nói riêng và dị tật bẩm sinh nói chung thay đổi tùy theo tuổi thai tại thời điểm thai phụ mắc bệnh.
Khi thai phụ mắc bệnh trước tuần thứ 13 của thai kỳ, nguy cơ mắc biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh là rất cao. Điều này do có đến 75% trẻ sinh ra bị mắc bệnh Rubella bẩm sinh nếu mẹ mắc bệnh Rubella trong giai đoạn mang thai này.
Nhưng nếu mắc bệnh Rubella trong khoảng thời gian từ tuần 13 đến tuần 18 của thai kỳ, tỷ lệ mắc bệnh Rubella bẩm sinh giảm xuống chỉ còn 17% và gần như trẻ sẽ không bị mắc bệnh Rubella bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm bệnh sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Bởi các biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh thường gây nên nhiều ảnh hưởng lớn đối với khả năng thị lực của bệnh nhân kể cả khi đã được điều trị sau đó. Do đó, cách tốt nhất để tránh được các ảnh hưởng do biến chứng mắt gây nên bởi bệnh Rubella bẩm sinh chính là không được để bệnh xảy ra.
Trong các phương pháp phòng chống bệnh Rubella bẩm sinh hiện nay, phương pháp hiệu quả và an toàn nhất chính là tiêm vaccin Rubella cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhờ tác dụng của vaccine mà cơ thể sẽ sản sinh ra miễn dịch và không bị mắc bệnh khi mang thai.
Tuy nhiên, vaccine Rubella chỉ khuyến cáo cho phụ nữ không mang thai, chưa có ý định mang thai trong thời gian ngắn. Không nên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang thai sau đó vài tuần.
Nếu chẳng may thai phụ bị mắc Rubella trong thai kỳ, bác sĩ sẽ dựa vào tuổi thai tại thời điểm mắc bệnh để tư vấn về chấm dứt hay tiếp tục thai kỳ. Nếu mắc bệnh trước tuần 13 của thai kỳ, nên chấm dứt thai kỳ sớm bởi nguy cơ dị tật nói chung rất cao.
Nếu mắc bệnh từ tuần thứ 13 đến tuần 18 thì có thể xem xét theo dõi tiếp khi nước ối âm tính với Rubella, và nên chấm dứt thai kỳ khi nước ối dương tính với Rubella. Và thai phụ có thể tiếp tục thai kỳ bình thưởng nếu mắc bệnh sau tuần thai thứ 20.
Qua đây có thể thấy rằng, biến chứng mắt do bệnh Rubella bẩm sinh là tình trạng rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng thị lực của trẻ. Vì thế, thay vì tìm biện pháp điều trị, nên phòng tránh bệnh Rubella đúng cách, đây là cách giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.