Biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ: Không phổ biến nhưng nguy hiểm!

Biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ: Không phổ biến nhưng nguy hiểm!
Khi bị nhiễm trùng, đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ sơ sinh có thể rất nghiêm trọng trong đó có biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhi.

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất thường bao gồm: viêm kết mạc do khuẩn chlamydia, viêm kết mạc do hóa chất và viêm kết mạc do lậu cầu. Trong đó, biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh có thể do lậu cầu gây nên.

Viêm kết mạc do lậu cầu và các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (bệnh lậu) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Phụ nữ mắc bệnh lậu nếu không được điều trị dứt điểm có thể lây truyền vi khuẩn cho con trong khi sinh nở bằng đường âm đạo.

Khi trẻ sơ sinh bị lây truyền loại vi khuẩn này, trẻ sẽ có các triệu chứng bao gồm: đỏ mắt; có mủ đặc trong mắt và sưng mí mắt. Loại viêm kết mạc này thường khởi phát khi em bé được 2-4 ngày tuổi. Nó cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng nghiêm trọng trong máu (gọi là nhiễm trùng huyết); nhiễm trùng màng não và tủy sống hay còn gọi là viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

1. Nguy cơ biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não

Viêm kết mạc do lậu cầu có khởi phát nhanh chóng và gây ra viêm kết mạc nghiêm trọng nhất so với các nguyên nhân khác gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh; và có thể kết hợp với phù nề nặng, viêm kết mạc cấp tính và nhiễm khuẩn. Cuối cùng, có thể có màng kết mạc.

Biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ: Không phổ biến nhưng nguy hiểm! - Ảnh 1.

Biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhi - Ảnh: Researchgate

Viêm kết mạc do lậu cầu có thể dẫn đến viêm kết mạc mủ nặng hai bên mắt trẻ. Sự liên quan đến giác mạc là biến chứng nghiêm trọng nhất ở mắt của bệnh viêm kết mạc do lậu cầu. Ban đầu, viêm giác mạc bề ngoài tạo ra hình dạng giác mạc mờ nhạt. Sau đó, có thể dẫn đến phù nề biểu mô lan tỏa, đục mắt và loét giác mạc (đặc biệt ở vùng ngoại vi); có thể tiến triển thành thủng giác mạc hoặc viêm nội nhãn (viêm bên trong mắt).

Viêm kết mạc do lậu cầu có thể kết hợp với các biểu hiện toàn thân như viêm miệng, viêm mũi, viêm khớp, nhiễm trùng hậu môn trực tràng, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não. Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng không phổ biến nhưng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, trẻ hầu như sẽ hồi phục hoàn toàn khi được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu điều trị chậm trễ, trẻ vẫn có thể hồi phục, nhưng chúng có thể để lại một hoặc nhiều ảnh hưởng lâu dài như: mù lòa; điếc; tổn thương não; não úng thủy; co giật…

2. Điều trị viêm màng não ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Việc điều trị viêm màng não phụ thuộc vào nguyên nhân. Trẻ sơ sinh bị một số loại viêm màng não do virus sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, hãy đưa bé đi khám bất cứ lúc nào bạn nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, càng sớm càng tốt. Chúng ta không thể chắc chắn điều gì gây ra viêm màng não cho đến khi bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm; vì các triệu chứng viêm màng não do các nguyên nhân khác nhau thường tương tự nhau.

>> Tìm hiểu thêm về bệnh viêm màng não ở trẻ em TẠI ĐÂY

Khi cần, điều trị phải bắt đầu càng sớm càng tốt để có kết quả tốt và không để lại các ảnh hưởng cho trẻ về lâu dài. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc có biểu hiện toàn thân hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát như viêm màng não cần được điều trị tích cực.

Biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ: Không phổ biến nhưng nguy hiểm! - Ảnh 3.

: Trẻ gặp biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não sẽ phải nhập viện để điều trị dài ngày - Ảnh: Ophthalmologytraining

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm màng não do vi khuẩn. Các bác sĩ thường cho thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV) để điều trị viêm kết mạc do lậu cầu và các biến chứng như viêm màng não. Thông thường, trẻ gặp biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não sẽ phải nhập viện để điều trị dài ngày.

3. Phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ do lậu cầu gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh

Phụ nữ trước khi sinh sẽ thực hiện cấy cổ tử cung (phần dưới của tử cung) nếu được chỉ định; để loại trừ nguy cơ lây truyền lậu cầu và các sinh vật vi khuẩn khác cho thai nhi khi sinh qua đường âm đạo. Nhiễm trùng nên được điều trị thích hợp hoặc chọn biện pháp sinh mổ đối với những thai phụ mắc lậu cầu nặng.

Bác sĩ sẽ có phương án xử trí sơ bộ trong khi chờ nuôi cấy dựa trên hình ảnh lâm sàng và các phát hiện trên nhuộm Gram, nhuộm Giemsa và phết Papanicolaou.

Biến chứng đau mắt đỏ gây viêm màng não ở trẻ: Không phổ biến nhưng nguy hiểm! - Ảnh 4.

Chọn biện pháp sinh mổ đối với những thai phụ mắc lậu cầu nặng - Ảnh: Koreabiomed

Vì viêm kết mạc do lậu cầu có thể lây nhiễm sang biểu mô giác mạc còn nguyên vẹn và có thể tiến triển nhanh chóng dẫn đến loét nên cần phải điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc sơ sinh cấp tính nên được điều trị viêm kết mạc do lậu cầu và sau đó được điều chỉnh dựa trên báo cáo nuôi cấy.

Việc điều trị trước khi có kết quả xét nghiệm bao gồm chỉ định dùng erythromycin tại chỗ và cephalosporin toàn thân. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc có biểu hiện toàn thân hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết cần được điều trị tích cực.

Nguồn dịch:

1. https://www.cdc.gov/conjunctivitis/newborns.html

2. https://www.aimu.us/2018/07/01/neonatal-conjunctivitis-symptoms-causes-diagnosis-and-management/

3. https://www.healthline.com/health/meningitis-baby#outlook


Tác giả: Tiểu Quyên