Về cơ bản, bệnh ghẻ sẽ khiến người bệnh thấy ngứa dữ dội, khiến họ gãi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Gãi nhiều sẽ khiến da trầy xước, chảy máu, gây sẹo. Nếu để lâu và gãi nhiều, biến chứng của bệnh ghẻ có thể là chàm hóa da hay viêm da.
Rệp ghẻ bài tiết khiến da bị kích ứng, kết hợp với những vùng da bị xước do gãi sẽ khiến da xuất hiện những đốm đỏ, nổi mụn và rộp nước... Do bệnh ghẻ gây ngứa nặng nhất vào ban đêm nên biến chứng của bệnh ghẻ còn gồm mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Nguy hiểm nhất là biến chứng của bệnh ghẻ có thể bao gồm viêm cầu thận cấp tính. Nguyên nhân là do khi gãi do ngứa, người bệnh có thể sẽ tạo ra những vết thương hở trên da. Lâu ngày đây sẽ là điều kiện tuyệt vời để hình thành các ổ nhiễm khuẩn, xâm nhập vào cơ thể theo đường máu đến các cơ quan. Do đó viêm cầu thận cấp tính hay nhiễm trùng máu cũng là biến chứng của bệnh ghẻ.
Biến chứng của bệnh ghẻ có thể rất nguy hiểm (Ảnh: internet)
Những biến chứng của bệnh ghẻ ở cơ quan sinh dục rất nguy hiểm. Vết gãi có thể diễn biến thành viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục cũng như vùng xung quanh, dễ nhầm lẫn với những bệnh viêm nhiễm sinh dục khác, dẫn tới sai lầm trong điều trị bệnh.
- Thuốc điều trị bệnh ghẻ có thể là thuốc bôi dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ hoặc thuốc uống và không quá khó mua. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý đi mua thuốc về dùng mà không có sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ra các biến chứng của bệnh ghẻ.
- Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh ghẻ sẽ nhanh khỏi và ít lây lan hơn, tránh được biến chứng của bệnh ghẻ. Khi bị bệnh dù ngứa cũng nên cố gắng không gãi hay tự ý dùng các loại thuốc được mách như thuốc rầy, thuốc súng...
- Trước khi bôi thuốc cần tắm rửa sạch sẽ và lau khô người. Bôi thuốc theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định.
- Vệ sinh quần áo, chăn, chiếu... Thật sạch bằng cách giặt bằng nước nóng, phơi khô để diệt hết mầm bệnh.
- Trị liệu cho tất cả những người có tiếp xúc gần gũi như gia đình, người ở cùng phòng...
Cần điều trị bệnh để tránh các biến chứng của bệnh ghẻ (Ảnh: Internet)
Một quan niệm khá sai lầm của nhiều người là bệnh ghẻ sẽ khỏi nếu người bệnh vệ sinh sạch sẽ. Tất nhiên người bệnh hay người khỏe đều cần giữ vệ sinh nhưng đối với bệnh ghẻ, vệ sinh sạch sẽ chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh mà không chữa được bệnh hay các biếng chứng của bệnh ghẻ. Tình trạng chủ quan trong điều trị có thể dẫn tới những biến chứng của bệnh ghẻ nặng hơn.
Để điều trị bệnh và tránh các biến chứng của bệnh ghẻ thì các loại thuốc bôi có tính sát khuẩn, diệt rệp sẽ được sử dụng tương đối nhiều. Có thể kết hợp cùng thuốc uống và các loại kem dưỡng giúp da nhanh phục hồi.
Việc chỉ định thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh, biến chứng của bệnh ghẻ và sức khỏe của người bệnh. Khi đã được kê thuốc, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để tránh các biến chứng của bệnh ghẻ.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp các bài thuốc đông y để ngâm, tắm, rửa các vùng da rệp ghẻ đã làm tổn thương. Thuốc này cần được kê bởi bác sĩ các chuyên môn chứ không nên dùng theo những lời truyền miệng, tránh gây ra những biến chứng của bệnh ghẻ.
Chủ quan trong điều trị khiến biến chứng của bệnh ghẻ nặng hơn (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách trị ghẻ ngứa tại nhà cực đơn giản chỉ bằng các loại lá