Bệnh cảm lạnh là tình trạng hệ hô hấp bị nhiễm khuẩn và tiết ra nhiều dịch nhầy ở mũi và lồng ngực. Điều này tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Lúc này người bệnh sẽ đối mặt với 2 trường hợp: một là bệnh cảm lạnh sẽ khỏi dần do chất nhầy được tống ra ngoài; hai là vi khuẩn vẫn tiếp tục phát triển và gây viêm nhiễm thứ phát.
Nếu rơi vào trường hợp 2, biến chứng của bệnh cảm lạnh sẽ hình thành nếu kéo dài và không kịp thời điều trị triệt để. Những biến chứng của bệnh cảm lạnh đối với trẻ nhỏ có thể kể đến:
Trong giai đoạn đầu khi mắc bệnh, trẻ thường chỉ có cảm giác đau nhẹ vùng tai và hơi ù tai do chất dịch bị ứ đọng trong khoang tai, mức độ sẽ ngày càng tăng và trẻ cần được khám tại các cơ sở y tế. Lưu ý cần kiểm tra nếu trẻ quấy khóc, sốt kéo dài,… đối với những đối tượng chưa ý thức được cơn đau tai.
Có thể nói đây là một trong những biến chứng của bệnh cảm lạnh thường gặp nhất do người bệnh bị ứ đọng dịch mũi. Nếu không làm thông thoáng đường mũi nhanh chóng thì biến chứng viêm xoang là điều tất yếu. Triệu chứng của viêm xoang do biến chứng của bệnh cảm lạnh có đặc điểm:
Chảy nước mũi xanh kéo dài.
Trẻ sốt kéo dài hơn 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Khi trẻ viêm xoang còn kéo theo chứng viêm kết mạc.
Đau đầu, đặc biệt là khu vực quầng mắt và trán của trẻ. Ngoài ra trong giai đoạn đầu của cảm lạnh, trẻ vẫn có triệu chứng đau đầu nên cha mẹ cần lưu lưu ý để phân biệt.
Biến chứng của bệnh cảm lạnh đối với trẻ nhỏ tiếp theo khó có thể bỏ qua chính là viêm phế quản. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây thì bạn có thể nghi ngờ trẻ đang bị viêm phế quản:
Trẻ thở gấp và tiếng thở rít hơn bình thường.
Sốt cao và kéo dài nhiều ngày.
Tức ngực và ho nhiều.
Reye là một trong những hội chứng gây viêm cả não và gan. Lý do được cho là người bệnh sử dụng thuốc aspirin trong điều trị bệnh cảm cúm và cảm lạnh do virus gây ra. Đây được xem là hậu quả nặng nề do biến chứng của bệnh cảm lạnh gây ra.
Hội chứng này thường gặp ở trẻ nhỏ cũng như trẻ vị thành niên. Hiện chưa có biện pháp cụ thể nào điều trị hội chứng này. Tuy nhiên tùy theo đối tượng, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Đây là kết quả biến chứng của bệnh cảm lạnh thông thường do lượng vi khuẩn sinh trưởng quá mức và tràn vào dịch nhầy ở phổi. Khi vi khuẩn phát triển mạnh thì cơ thể sẽ phản xạ bằng cách kích thích trẻ ho nhiều hơn để tống dịch nhầy ra ngoài.
Nếu xuất hiện tình trạng sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 5 ngày; đau ngực dữ dội mỗi khi lên cơn ho; khó thở, lồng ngực hõm sâu khi thở, cơ thể mệt mỏi, mất sức thì hãy nghĩ ngay đến biến chứng viêm phổi. Lúc này bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện. Để tránh những biến chứng của bệnh cảm lạnh cũng như phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ cần chăm sóc trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Cảm lạnh và cảm cúm thường do virus Enterovirus gây ra. Đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm màng não. Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện sốt cao, cứng cổ, đau đầu dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng, lú lẫn, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất.
Có thể thấy rằng, biến chứng của bệnh cảm lạnh đối với trẻ nhỏ không hề đơn giản như con đường mà chúng gây bệnh. Đặc biệt với đối tượng như trẻ nhỏ, khi chưa ý thức được những cơn đau thì các bậc cha mẹ càng phải lưu ý và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy những biểu hiện bất thường ở trẻ nhằm tránh tình trạng cảm lạnh gây ra những biến chứng nguy hiểm.