Biến chứng cấp tính xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Biến chứng cấp tính xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người. Về bản chất, nếu không kịp thời chữa trị thì bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có thể tử vong.

Xuất huyết dạ dày là hiện tượng dạ dày bị chảy máu ồ ạt và không thể cầm máu được. Do đó, xuất huyết dạ dày có nguy hiểm đối với người bệnh vì có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không nhận được cấp cứu kịp thời.

Đặc biệt, bệnh lý xảy ra bên trong dạ dày nên việc cầm máu cho bệnh nhân là điều vô cùng khó khăn. Hậu quả gây ra xuất huyết dạ dày do chứng viêm loét dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày mãn tính.

Bệnh xuất hiện ở cả hai giới nhưng đối với nam giới tỷ lệ mắc bệnh xuất huyết dạ dày cao hơn và độ tuổi thường gặp mắc bệnh ở 20 đến 50 tuổi.

1. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Tình trạng xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày là biến chứng cấp tính đặc biệt nguy hiểm của nhiều bệnh lý dạ dày.

Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không? Hầu hết, các chuyên gia y tế đều đưa ra nhận định rằng đây là một bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Vì vậy, xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không thì câu trả lời là có.

- Xuất huyết dạ dày nhẹ có thể gây ra biến chứng thiếu máu, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo.

Biến chứng cấp tính xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không đối với người bệnh? - Ảnh Internet

- Khi gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày nặng, ngoài việc khiến cơ thể bị suy nhược còn có thể gặp phải biến chứng suy tim, mạch nhỏ và không ổn định dẫn đến khó thở. Đối với nhiều trường hợp xuất huyết dạ dày có thể khiến người bệnh tử vong nếu không nhận được điều trị kịp thời.

2. Sơ cứu xuất huyết dạ dày bằng cách cầm máu tại nhà

Thực tế, người bệnh bị xuất huyết dạ dày trước khi được đưa đến cơ sở y tế thì người bệnh cũng cần được xử lý đúng cách nhằm tránh để bệnh tiến triển xấu hơn.

Trong khi đó, người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi, không cử động. Thực hiện nằm đầu thấp giúp máu có thể lưu thông lên não và hai chân được kê cao hơn đầu nhằm giúp máu đi về tim dễ hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm đá vào vùng thượng vị để thực hiện cầm máu.

Bên cạnh đó, người bệnh bị xuất huyết dạ dày còn có thể được thực hiện cấp cứu bằng thực phẩm:

Biến chứng cấp tính xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Bài thuốc dân gian giúp người bệnh xuất huyết dạ dày có thể được sơ cứu cầm máu tại nhà trước khi di chuyển tới bệnh viện - Ảnh Internet

3. Điều trị xuất huyết dạ dày bằng cách nào?

Xuất huyết dạ dày có thể gây hại cho sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, cần điều trị dứt điểm nhằm thực hiện bảo vệ tính mạng con người. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh phổ biến. Đối với mỗi phương pháp chữa trị sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ về từng giải pháp để điều trị đúng.

3.1. Phẫu thuật cho bệnh nhân

Thực tế, điều trị ngoại khoa đối với người bệnh bị xuất huyết dạ dày chỉ được dành cho tình trạng xuất huyết nặng, kéo dài và đã xuất hiện tiền sử chảy máu. Hầu hết các nhóm bệnh nhân này đều có các biến chứng do loét dạ dày gây ra, hẹp môn vị và có khả năng thoái hóa ác tính.

Phương pháp điều trị ngoại khoa còn được cân nhắc đối với những đối tượng bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân điều trị bảo tồn nhưng không đạt được kết quả như kỳ vọng. Ngoài ra, phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích cầm máu và bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

Tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian điều trị và người bệnh xuất huyết dạ dày cần nằm viện đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Biến chứng cấp tính xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? - Ảnh 4.

Phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích cầm máu và bảo toàn tính mạng cho người bệnh bị xuất huyết dạ dày tình trạng nặng - Ảnh Internet

3.2. Điều trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc

Có thể điều trị bệnh bảo tồn thực hiện theo các bước:

- Thực huyện truyền máu nhằm bổ sung lượng máu đã bị hao hụt. Lúc này, bác sĩ cần xác định nhóm máu và truyền đủ liều lượng máu chảy cho bệnh nhân.

- Người bệnh được truyền thêm dịch và vitamin đem lại tác dụng hồi phục. Bác sĩ có thể thực hiện rửa dạ dày bằng nước lạnh nhằm làm sạch vị trí bị chảy máu.

Kết hợp với việc truyền máu, truyền dịch thì người bệnh còn được chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu và phục hồi tổn thương ở niêm mạc.

Cimetidin: được truyền từ 400 – 800mg/ngày vào tĩnh mạch

Omeprazole: bác sĩ sẽ truyền từ 20 – 40mg/ngày vào tĩnh mạch

Gastropulgite: đây là thuốc dạng dung dịch uống, loại thuốc này có tác dụng kháng axit và tạo màng bảo vệ, giúp liền sẹo ở niêm mạc bị tổn thương.

Thuốc giảm co thắt đường tiêu hóa (Atropine, Baralgin,…)

Biến chứng cấp tính xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? - Ảnh 5.

Điều trị cho người bệnh xuất huyết dạ dày bằng thuốc - Ảnh Internet

4. Chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày

Đối với người mắc bệnh xuất huyết dạ dày hoặc bị đau dạ dày cần lưu ý một số loại thức ăn và chế độ dinh dưỡng phù hợp vì chế độ ăn uống có tác động trực tiếp tới dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Một số thói quen tốt cho sức khỏe người bị xuất huyết dạ dày:

- Người bệnh cần bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày như chuối, canh, sữa chua, đồ ăn mềm,...

- Nên ăn các loại đồ ăn luộc, hấp.

- Thực hiện thói quen ăn chậm, nhai kỹ và khi nấu ăn nên thái nhỏ đồ ăn và nấu chín.

- Nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no vì sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

- Uống đủ nước giúp đem lại hiệu quả giúp cơ thể thanh lọc, khỏe mạnh.

- Ăn uống với thực đơn khoa học, lành mạnh để phòng chống khả năng tái phát của bệnh xuất huyết dạ dày.

Thói quen nên tránh đối với người bị xuất huyết dạ dày hay bệnh dạ dày:

- Bị bệnh xuất huyết dạ dày nên tránh xa đồ ăn cay, nóng và chiên rán, thực phẩm đóng hộp hay đồ ăn lên men, đồ chua,...

- Không nên ăn các món ăn chiên xào.

- Tránh các đồ uống như: rượu, bia, soda,...

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không đối với con người? Câu trả lời là có. Vì vậy, khi mắc bệnh cần điều trị bệnh dứt điểm để không gây nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.


Tác giả: Nguyễn Hiền