Biến chứng bệnh tiểu đường có nên tập thể dục hay không?

Biến chứng bệnh tiểu đường có nên tập thể dục hay không?
Khi gặp biến chứng bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân băn khoăn lo lắng nên tập luyện thế nào để phục hồi và tránh những biến chứng không mong muốn.

1. Biến chứng bệnh tiểu đường nên lựa chọn loại thể dục nào?

Có nhiều loại thể dục nhưng chỉ có một số loại thích hợp cho người bị tiểu đường. Những loại thể dục đó gồm có đi bộ (ngoài trời hay trên dụng cụ), chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp (ngoài đường hay tại chỗ), khí công, thái cưc quyền (tai chi).

Tùy theo điều kiện tuổi tác, thể lực và hoàn cảnh, người bệnh có thể chọn một trong những loại thể dục nêu trên thích hợp nhất mà mình ưa thích.

Theo y học cồ truyến thì đi bộ là liều thuốc tốt nhất cho bệnh tiểu đường, rất phổ biến lại đơn giản mà có hiêu quả cao. Nên ghi nhớ là đi bộ thì đươc, nhưng theo y học cồ truyền thì chạy bộ lại không tốt vì làm cơ thể mỏi mệt thay vì giúp cơ thể thư giãn như đi bộ

Đi bộ có liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể như xương, bắp thịt, gân và mạch máu. Đi bộ gián tiếp xoa bóp các nội tạng. Đi bộ làm cho cơ bắp co thường xuyên và tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự suy yếu của tim. Đi bộ cũng cải tiến chức năng hô hấp vì khi đi bộ phồi phải hoạt động gấp đôi để cung ứng đủ oxi cho cơ thể. Quan trong nhất đối với người bị tiểu đường là đi bộ điều hoà chuyển hoá trong cơ thể.

Nói chung đi bộ giúp giảm lương đường trong máu, làm tiêu hao năng lượng, giúp giảm cân, giúp cơ thể đang bị căng thẳng trở nên yên tĩnh, êm diụ, thư giãn, giảm thiểu hậu quả biến chứng bệnh tiểu đường.

bien-chung-benh-tieu-duong-1

Tổng cộng có bốn loại đi bộ, người bệnh có thể lựa chọn tùy theo tình trạng sức khỏe:

* Loại 1: Đi 60 đến 90 bước trong một phút và thời gian đi bộ từ 30 đền 60 phút tùy thể lực mỗi người. Loại này là loại phổ biến nhất, tốt cho sức khoẻ, giúp sống lâu.

* Loại 2: Đi bộ vung tay ra sau và trước mạnh mẽ ngang đến vai và ngực. Loai này tốt cho những bệnh mãn tính về đường hô hấp

* Loại 3: Xoa bóp bụng trong lúc đi. Loại này tốt cho bệnh ăn không tiêu, đầy bụng và các bệnh mạn tính khác của hệ tiêu hóa.

* Loại 4: Theo loại này, nhịp đi bộ tùy thuộc vào nhịp mạch của người đi bô. Một người trên 60 tuổi có nhịp tim là 119 nhịp/phút thì nhịp đi bộ sẽ là 110 bước/phút.. Thời gian đi bộ lâu từ 30 tới 60 phút tùy theo mỗi người. Loại này dành cho người trung niên và lớn tuổi bị chứng mập phì, cao huyết áp và các bệnh tim khác. Mội lần đi bộ theo loại này cơ thể sẽ đốt chừng 300 tới 500 calorie

Thường ra người bệnh nên đi bộ cách ngày, mỗi ngày từ 30 tới 60 phút. Nên đi bộ lúc đường trong máu có khuynh hướng lên cao tức là từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn hoặc đi bộ vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn sáng.. Người bệnh mà mập phì thì nên đi bộ nhiều hơn tức là 5 hay 6 lần một tuần , mỗi lẩn từ 30 tới 60 phút.

Cần lưu ý là nếu không biết chắc giờ nào nên đi bộ thì có thể thảo luận với bác sĩ, và khi mới bắt đầu đi bộ thì hãy đi ít thôi rồi tăng dần.

bien-chung-benh-tieu-duong-2

2. Khi nào không nên tập thể dục

Người bị bệnh tiểu đường loại 1 (loại lệ thuôc vào insulin) nên nghỉ tập thể dục khi lượng đường trong máu lên cao tới 250mg. Khi bị tiểu đường loại 1 hãy kiểm soát acetone-niệu trước khi tập. Nều không có acetone trong nước tiểu thì có thể tiếp tục tập

Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng phài nghỉ tập khi có bệnh (cảm cúm, thương tích, nhiễm trùng, giải phẫu…)

3. Khi nào cần ngưng khi đang tập thể dục

Người bị tiểu đường nên ngưng tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng sau đây: đau tức ngực, uể oài chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thở.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 5 phút sau khi ngưng tập thì cẩn gặp bác sĩ để đươc giúp đỡ.

bien-chung-benh-tieu-duong-3

4. Những nguyên tắc cần tuân theo khi tập thể dục

 - Chọn loại thể dục thích hợp và ưa thích nhất

- Thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục

- Tránh các loại thể dục cẩn sự tham gia của một nhóm người vì không thích hợp riêng cho từng trường hợp cá nhân

- Nên tập cùng với một người bạn để khuyến khích nâng đỡ nhau

- Khi bắt đầu tập chỉ tập ít thời gian thôi rôi tăng dần tới 30- 60 phút

- Mang theo thực phẩm dành cho người tiểu đường để phòng khi đường trong máu xuống quá thấp

- Mang theo người giấy/thẻ chứng minh bị tiểu đường để người khác biết khi cứu cấp

- Tập thể dục ít nhất một tiếng sau bữa ăn

- Uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập

- Bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có vết thuơng hay da bị rộp/phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng

Tóm lại tập thể dục rất quan trọng cho việc điều hoà lương đường trong máu, giảm thiểu biến chứng bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh tập đúng cách, biêt ngưng tập lúc nào… thì nhu cầu dùng thuốc càng ít đi và tránh đuợc các biến chứng của bệnh tiểu đường (biến chứng về mắt, thận, thần kinh ,da, tay chân…)


Tác giả: Thu Hòa