Thoái hoá cột sống ở vùng cổ hay thắt lưng đều dẫn đến nguy cơ tàn phế. Bệnh bắt đầu bằng các cơn đau ở lưng, hông và cổ, sau đó lan ra các vùng kế cận. Người bệnh giảm khả năng vận động khi xuất hiện tình trạng tê cứng kéo dài ở tay hoặc chân. Đó là dấu hiệu đầu tiên trong biến chứng gây bại liệt của thoái hoá cột sống.
Đừng chủ quan với những cơn đau do thoái hoá cột sống thắt lưng và thờ ơ trong điều trị. Bởi đó có thể là nguyên nhân khiến bạn trở thành người tàn phế.
Thắt lưng là vùng chịu lực nhiều áp lực nhất của cột sống. Khi bị thoái hóa, các cơn đau ở thắt lưng sẽ nhanh chóng lan xuống hai chân sinh ra hiện tượng co cứng, khiến người bệnh khó vận động và di chuyển.
Thoái hóa không được quan tâm điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng. Biến chứng thoái hóa cột sống bắt đầu từ các cơn đau thần kinh toạ, do rễ thần kinh toạ bị chèn ép dẫn đến tổn thương. Qua thời gian, sự chèn ép lan rộng đến vùng tủy ở thắt lưng. Điều này khiến các biến chứng nặng dần lên, gây rối loạn thực vật, biểu hiện là tiểu tiện mất kiểm soát.
Cuối cùng, hai chi dưới xuất hiện tình trạng tê cứng, mất cảm giác. Vì bị tê không vận động được nên hai chân của bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng bắt đầu xuất hiện biểu hiện của teo cơ, dẫn đến bại liệt.
Nhiều người có xu hướng chủ quan với các cơn đau ở cổ, vai và gáy. Bởi họ không biết rằng cột sống cổ là phần dễ bị tổn thương và thoái hoá nhất. Hơn nữa, nó lại có thể dẫn đến một biến chứng nguy hiểm hơn – bị bại liệt.
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh có khả năng bại liệt do thoái hoá cột sống cổ. Nguyên nhân chủ yếu là do cột sống cổ chèn ép các dây thần kinh và thành động mạch. Việc chèn ép các dây thần kinh cổ gây tê liệt cánh tay, lan xuống bàn tay và ngón tay.
Nghiêm trọng hơn, thoái hoá cột sống cổ gây thoát vị đĩa đệm cổ, dẫn đến tình trạng bại liệt ở tay. Chèn ép tuỷ sống, chèn ép rễ thần kinh, biến dạng khớp là tiến trình dẫn đến bại liệt. Cơn đau và tê cứng tiếp tục lan rộng xuống vùng hông và hai chân gây nguy cơ liệt toàn thân.
Tình trạng bại liệt xảy ra khi thoái hoá khiến chức năng vận động bị hạn chế hoàn toàn. Điều này xuất phát từ việc điều trị quá chậm trễ dẫn đến xảy ra các biến chứng. Bệnh nhân thường chỉ đến gặp bác sĩ khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Thậm chí là thắt lưng, cổ và các chi và mất phần nào khả năng cử động. Các can thiệp ở thời điểm này không còn tác dụng hoặc có tác dụng không cao.
Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng đầu tiên để có kế hoạch thăm khám sớm. Đối với bệnh nhân đang điều trị thì cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ, chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp trị liệu đơn giản tại nhà. Các phương pháp này giúp cột sống được thư giãn, có tác dụng tích cực trong điều trị. Ví dụ:
- Chườm nóng lên các vị trí thoái hoá. Đây là cách giúp xương và cơ bắp được thả lỏng sau một ngày vận động.
- Xoa bóp nhẹ nhàng lên các vùng cổ, thắt lưng, tay và chân.
- Thực hiện một số bài tập cho vùng cổ, vai và hông. Người mắc thoái hóa cột sống không nên nằm quá nhiều mà nên vận động thường xuyên và vừa sức.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương thông qua các loại thực phẩm hàng ngày.
Mất khả năng vận động là điều mà không một bệnh nhân thoái hoá cột sống nào mong muốn. Bại liệt chỉ xảy ra khi bạn thiếu kiến thức và ý thức đối với sức khoẻ của bản thân. Hãy xây dựng cho mình chế độ chăm sóc sức khoẻ khoa học, đặc biệt là sức khoẻ xương khớp ngay bây giờ nhé!