Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không?

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không?
Viêm vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa, là một tình trạng có thể gây sưng đau cho vùng ngực bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, điều chị em lo lắng nhất vẫn là bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không?

Viêm tuyến sữa là tình trạng vú bị viêm do tắc nghẽn, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm: sưng tấy đỏ, cứng và đau ở vùng bị sưng; đôi khi gây đau cục bộ mà không có khối u rõ ràng; thường gây nóng và sưng nhiều khi ống dẫn sữa bị tắc; người mẹ sốt từ 38,5 độ C trở lên. Vậy bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không?

1. Viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa (viêm vú) là tình trạng viêm mô vú liên quan đến nhiễm trùng. Tình trạng viêm dẫn đến đau, sưng, nóng và đỏ vùng vú của bà mẹ cho con bú. Đôi khi, cơ thể của bà mẹ bị viêm tuyến sữa cũng sẽ bị sốt, ớn lạnh.

Viêm tuyến sữa có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, gây khó khăn trong việc chăm sóc em bé. Đôi khi bệnh viêm tuyến sữa liên tục lặp lại khiến người mẹ phải cai sữa cho con trước thời gian mong muốn. Bởi nhiều bà mẹ vẫn rất lo lắng liệu bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không.

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không? - Ảnh 1.

Viêm tuyến sữa (viêm vú) là tình trạng viêm mô vú liên quan đến nhiễm trùng - Ảnh: mattoslactation

Đọc thêm:

Hậu sản là gì? Các bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe

2. Triệu chứng viêm tuyến sữa sau sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tuyến sữa có thể xuất hiện khá đột ngột, chúng thường bao gồm:

- Cảm giác căng hoặc ấm ở vùng ngực khi chạm vào;

- Vú bị sưng 1 hoặc cả 2 bên;

- Có thể sờ thấy khối u bên trong vú;

- Đau hoặc cảm giác nóng rát liên tục;

- Vùng da sưng đau thường bị đỏ;

- Người mẹ cảm thấy mệt mỏi và đau đớn;

- Có thể gây sốt từ 38,5 độ trở lên.

3. Nguyên nhân của tình trạng viêm tuyến sữa

Sữa bị giữ lại trong bầu vú là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tuyến sữa. Hoặc có những nguyên nhân khác, bao gồm:

- Tắc ống dẫn sữa: Nếu bầu vú không cạn sữa khi cho con bú, một trong các ống dẫn sữa của bạn có thể bị tắc. Sự tắc nghẽn khiến sữa bị trào ngược dẫn đến nhiễm trùng vú.

- Vi khuẩn xâm nhập vào vú của bạn: Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của trẻ có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa qua vết nứt trên da của núm vú hoặc qua lỗ ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong bầu vú không được làm sạch sẽ là nơi sinh sản của vi khuẩn.

Khi bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không và điều trị thế nào?

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không? - Ảnh 2.

Nếu bầu vú không cạn sữa khi cho con bú, một trong các ống dẫn sữa của bạn có thể bị tắc - Ảnh: todaysparent

4. Điều trị viêm tuyến sữa sau sinh như thế nào?

Điều trị viêm tuyến sữa thường được các bác sĩ chỉ định các phương pháp sau:

- Thuốc kháng sinh: Nếu bạn bị nhiễm trùng, thường bác sĩ sẽ kê một đợt kháng sinh kéo dài 10 ngày. Điều quan trọng là bạn phải uống hết thuốc để giảm thiểu khả năng tái phát. Nếu tình trạng viêm tuyến sữa không thuyên giảm sau khi dùng thuốc kháng sinh, hãy đến gặp bác sĩ để có sự điều chỉnh trong kê toa.

- Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Ngoài ra, bác sĩ có thể giúp bạn điều chỉnh kỹ thuật cho con bú để hỗ trợ quá trình điều trị viêm tuyến sữa, chẳng hạn như:

- Tránh tình trạng vắt quá nhiều sữa trước khi cho con bú.

- Cố gắng đảm bảo rằng trẻ ngậm vú đúng cách. Nếu điều này gặp khó khăn khi ngực của bạn quá căng sữa, hãy vắt một chút sữa ra ly trước khi cho bé bú.

- Massage vú trong khi cho con bú hoặc hút sữa theo chiều hướng từ vùng bị ảnh hưởng trở xuống phía núm vú.

- Thay đổi tư thế cho con bú.

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không? - Ảnh 1.

Điều chị em lo lắng nhất vẫn là bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không

5. Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không?

Lời khuyên của chuyên gia y tế cho những bà mẹ bị viêm tuyến sữa là nên tiếp tục cho con bú và cố gắng để trẻ bú hết hoàn toàn lượng sữa bị tắc nghẽn trong mỗi lần bú. Chính điều này có thể giúp bà mẹ hồi phục nhanh hơn so với những người ngừng cho con bú.

Khi thắc mắc bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không, hầu hết các bà mẹ lo lắng rằng con mình sẽ gặp nguy hiểm khi bú ở vú bị viêm. Tuy nhiên, không có gì nguy hiểm cho em bé của bạn cả. Ngay cả khi có lẫn máu ở trong sữa, trẻ uống phải có thể bị nôn một chút sau bú, nhưng điều này cũng không có gì đáng lo ngại.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh được dùng cho bệnh viêm tuyến sữa đều truyền một lượng nhỏ vào sữa mẹ nhưng không gây ra vấn đề gì đáng kể cho em bé. Trong một số trường hợp, em bé có thể đi phân lỏng hơn hoặc thường xuyên hơn do tác dụng của thuốc kháng sinh.

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không? - Ảnh 2.

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không? – Câu trả lời là có - Ảnh: happyfamilyorganics

Khi mẹ bị viêm tuyến sữa, mẹ có thể khuyến khích bé bú nhiều hơn ở bên bị viêm, điều này sẽ giúp bầu sữa của các bà mẹ bớt sưng đau và nhanh hồi phục.

6. Cho con bú khi bị viêm tuyến sữa cần lưu ý gì?

Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ bị viêm tuyến sữa nên tắm nước ấm trước khi cho con bú, và nên chườm mát sau khi cho con bú để giúp giảm sưng đau. Từ xa xưa, mọi người vẫn dùng là bắp cải mềm để trong áo ngực giữa các cữ bú để làm mát và giảm tình trạng căng cứng. Bạn cũng có thể áp dụng khi ngực bị viêm tuyến sữa, tuy nhiên phải đảm bảo lá bắp cải được rửa sạch sẽ.

Ngoài ra, khi cho con bú lúc vị viêm tuyến sữa, bạn nên cố gắng uống thật nhiều nước vì thói quen này cũng có lợi cho việc chống lại nhiễm trùng.

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú không? - Ảnh 3.

Khi cho bé bú, hãy bắt đầu thử với bên vú bị viêm trước - Ảnh: ashlandbreastpumps

Khi cho bé bú, hãy bắt đầu thử với bên vú bị viêm trước. Nếu sữa mẹ không tiết ra khi bạn bị đau, hãy thử cho bé bú ở bên bú không bị viêm. Khi bé bú, bên vú bị viêm tuyến sữa cũng sẽ tự tiết ra sữa; lúc này, hãy đổi bên để em bé bú nhiều hơn ở bên bị viêm.

Trường hợp nếu em bé của bạn đã bú xong nhưng bạn vẫn sờ thấy khối u sưng và đau, hãy vắt sữa mẹ cho đến khi lượng sữa hoàn toàn cạn kiệt. Khi vắt, hãy dùng tay massage nhẹ nhàng.

Nếu việc cho con bú khiến bạn quá đau, hãy dùng tay hoặc máy để hút hết sữa ra khỏi vú bị viêm. Nếu bạn đang sử dụng máy hút sữa, hãy nhớ đảm bảo máy hút và các phụ kiện đi kèm sạch sẽ. Bắt đầu hút sữa ở mức cài đặt thấp, sau đó tăng đến mức bạn có thể thực hiện mà không cảm thấy bị đau.

7. Phòng ngừa viêm tuyến sữa sau sinh

Để việc nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra tốt nhất và tránh các biến chứng của tình trạng viêm tuyến sữa, bạn hãy gặp chuyên gia tư vấn về việc cho con bú. Các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về kỹ thuật cho con bú, kỹ thuật hút kích sữa và giữ vệ sinh tuyến sữa ra sao.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ bị viêm tuyến sữa khi thực hiện các điều sau đây:

- Sau khi cho trẻ bú, hãy hút cạn lượng sữa còn dư ra ngoài, điều này tránh được tình trạng tắc tuyến sữa

- Cho trẻ bú hết một bên bầu sữa trước khi chuyển sang vú bên kia. Đảm bảo em bé ngậm đúng khớp vú trong khi bú. Nếu bạn là người có hút thuốc lá, hãy cai thuốc.


Tác giả: Tiểu Quyên