Bị viêm niêm mạc miệng sau điều trị ung thư đầu cổ phải làm sao?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bị viêm niêm mạc miệng sau điều trị ung thư đầu cổ phải làm sao?
Viêm niêm mạc miệng là tình trạng có thể xảy ra sau hóa trị liệu (hóa trị, xạ trị) điều trị ung thư đầu cổ. Việc điều trị biến chứng cần phải dựa vào số lượng bạch cầu cũng như mức độ nghiêm trọng của phần niêm mạc bị viêm.

1. Viêm niêm mạc miệng sau điều trị ung thư đầu cổ là gì?

Viêm niêm mạc miệng có thể gây ra đau đớn, nhiễm trùng và ảnh hưởng tới khả năng ăn uống hồi phục và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị ung thư đầu cổ.

Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết thì có tới gần như toàn bộ người bệnh sau điều trị ung thư đầu cổ đều gặp tình trạng viêm niêm mạc miệng với những mức độ khác nhau.

Vì thế việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đối phó với viêm niêm mạc miệng là vô cùng cần thiết. Đồng thời các bác sĩ cũng cần chỉ dẫn người bệnh phát hiện những tổn thương trong khoang miệng sau điều trị ung thư đầu cổ như phù nề, xung huyết hay giả mạc họng hoặc tình trạng bị chảy máu miệng hay sưng đau,...

Không chỉ sau điều trị ung thư đầu cổ, những vấn đề này cũng có thể xảy ra song song trong khi điều trị.

2. Đối phó với viêm niêm mạc miệng sau điều trị ung thư đầu cổ

Nguyên tắc đối phó với viêm niêm mạc miệng sau điều trị ung thư đầu cổ là chăm sóc vệ sinh răng miệng, chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc giảm đau.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng

- Tự khám khoang miệng

Vấn đề đầu tiên là việc tự khám khoang miệng sau điều trị ung thư đầu cổ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tự khám như thế nào để phát hiện những thay đổi ở bên trong khoang miệng. Bệnh nhân nên thực hiện mỗi ngày một lần theo chỉ dẫn sau:

+ Đứng trước gương và dùng đèn chiếu vào khoang miệng

+ Tiếp theo là tìm kiếm những điểm loét hay những vết loét có mủ hoặc bất kì những điểm nào có dấu hiệu đau và xung huyết đỏ.

- Vệ sinh răng miệng

+ Dùng bàn chải đánh răng mềm hoặc gạc mềm để vệ sinh răng, lưỡi, nướu và khoang miệng

+ Làm sạch răng và miệng của bạn sau mỗi 4 giờ và khi đi ngủ. Làm điều này thường xuyên hơn nếu tình trạng viêm niêm mạc trở nên tồi tệ hơn

+ Cần giữ cho phần khoang miệng sau/trong điều trị ung thư đầu cổ được sạch sẽ và ẩm

+ Không nên sử dụng chỉ nha khoa trong trường hợp có mức độ tiểu cầu thấp vì có thể gây chảy máu

+ Sau điều trị ung thư đầu cổ bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý là Nacl nồng độ 9% hay dung dịch oxy già loãng nồng độ 1.5% (nghĩa là 1 phần oxy già pha với 3 phần nước) trong mỗi 2 giờ một lần, mỗi lần từ 1 - 2 phút.

Nếu như miệng bị đau rát thì có thể súc miệng cứ 1 giờ 1 lần. Bạn có thể súc miệng lại bằng nước sạch sau khi súc miệng với hỗn hợp oxy già 1.5%.

- Chăm sóc môi

Dùng son dưỡng môi để môi không bị khô.

Chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng

- Nên uống nước thường xuyên trong quá trình điều trị ung thư đầu cổ, nên uống cả ngày. Nếu như khoang miệng bị khô thì có thể dùng thêm nước bọt nhân tạo để cải thiện tình trạng này.

- Không nên ăn những món ăn gây ra tình trạng kích thích niêm mạc miệng ví dụ như đồ ăn cay, chua, nóng, cứng và có chứa nhiều acid

- Không uống rượu bia

- Không hút thuốc

Giảm đau triệu chứng viêm niêm mạc miệng

Với vấn đề viêm niêm mạc miệng do điều trị ung thư đầu cổ gây ra thì bác sĩ có thể chỉ định giảm đau tại chỗ bằng thuốc dựa vào việc súc miệng để đưa thuốc vòa khoang miệng và nướu. Khi ăn xong nên lau miệng nhẹ nhàng bằng gạc đã được nhúng nước muối sinh lý.

Thuốc giảm đau nên được uống trước bữa ăn từ 1.5h - 2h.

Bệnh nhân klhoong nên sử dụng thuốc chống viêm không có steroid hay còn gọi là NSAIDS chẳng hạn như aspirin,... khi đang điều trị hóa trị do chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Khi xạ trị thì có thể bổ sung thêm kẽm để giảm đau do viêm niêm mạc miệng gây ra. Nước súc miệng Povidone -iodine không chứa cồn có thể giúp trì hoãn hoặc giảm viêm niêm mạc do xạ trị.

Thuốc bôi cũng có thể được sử dụng để giảm đau trong trường hợp này. Bạn có thể dùng tăm bông để chấm dung dịch gây tê như benzocain (Xylocain) lên các vết loét gây đau.

- Nếu có chảy máu từ các vết loét, dùng bông gạc nhúng trong nước lạnh hoặc trà lạnh đè lên các điểm chảy máu (chất tannin trong trà có thể giúp cầm máu). Súc miệng bằng nước lạnh cũng giúp giảm chảy máu.


Nguồn dịch: https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/mouth-throat/oral-complications-pdq#_9

Tác giả: NVD