Viêm họng là bệnh mà niêm mạc hầu và họng bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do virus cảm lạnh hoặc cúm gây ra, đôi khi cũng có thể là do nhiễm khuẩn. Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể có thể dẫn đến đau họng cùng với các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nhức đầu. Viêm họng không phải là một bệnh quá nghiêm trọng trong thai kỳ và thường nó sẽ biến mất sau 7 ngày.
Viêm họng bao gồm nhiều triệu chứng khó chịu xảy ra trên sản phụ do tình trạng viêm của niêm mạc họng, cụ thể như sốt, đau họng, ho có đàm, đôi khi có sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Tình trạng viêm họng khi mang thai gây suy yếu sức khỏe của người mẹ, nguy hiểm đến sức khỏe của bào thai. Trong thực tế là để điều trị viêm họng cho sản phụ cần dùng thuốc đặc hiệu, nhưng các thuốc này sẽ qua đường máu cuống rốn đến em bé, ít nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực.
Nguyên nhân chủ yếu viêm họng khi mang thai thường gặp chủ yếu do siêu vi gây ra tình trạng viêm mũi họng hoặc viêm họng do vi khuẩn. Thực tế, đối với bất kỳ nhiễm trùng do siêu vi hay vi khuẩn đều là nguy cơ cho sự phát triển đầy đủ của thai nhi và thai kỳ.
Viêm họng khi mang thai có thể gây tình trạng thiếu oxy huyết ở thai nhi hoặc sinh non. Vì vậy, mẹ bầu cần có kiến thức về bệnh viêm họng để điều trị hết bệnh, tránh được những hậu quả không mong muốn và nguy hiểm.
Khi bị viêm họng, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ và được tư vấn về các lựa chọn điều trị hợp lý. Bác sĩ có chuyên khoa về Tai Mũi Họng sẽ khám, chẩn đoán chính xác và kê toa đúng, hiệu quả và phù hợp với tình trạng của phụ nữ mang thai, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Viêm họng khi mang thai là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bệnh này cần được chẩn đoán chính xác và điều trị cẩn trọng. Không nên suy nghĩ "lướt qua cho hết bệnh". Mẹ bầu nên tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị. Tất cả mẹ bầu bị viêm họng cần tuân thủ các điều như sau:
- Hạn chế nói chuyện.
- Ăn các thức ăn dễ tiêu và tránh các món ăn mặn, chua, cay, không ăn đêm sau 9 giờ tối.
- Uống nhiều thức uống ấm. Nó có thể là trà với mật ong, nước trái cây, si rô.
- Ở trong phòng thoáng khí, giữ ấm cô thể, tránh không khí lạnh, khô.
Hiện nay, nhiều phụ nữ mang thai ủng hộ phương pháp điều trị dân gian. Các loại thảo mộc hữu ích đối với viêm họng như: nước cam, nước gừng mật ong, chanh mật ong, nước giá... Các loại thức uống này bạn có thể dễ dàng thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà, và giảm hiệu quả tình trạng viêm họng. Ngoài ra, còn có các biện pháp hỗ trợ khác như súc miệng với nước muối pha loãng, nước khoai tây luộc, nước giá…
Các loại kẹo ngậm chữa viêm họng được bán phổ biến có các thành phần thuốc, mẹ bầu cần hạn chế, tránh tự ý dùng thuốc Paracetamol để giảm đau, hạ sốt. Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.
Chắc chắn rằng, các mẹ bầu đều biết rằng kháng sinh là một loại thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Các trường hợp viêm họng do siêu vi có thể không có chỉ định kháng sinh. Chỉ nên chỉ định kháng sinh khi xác định tình trạng nhiễm khuẩn. Và chỉ định dùng và chọn lựa kháng sinh thích hợp cần có bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm.
Ngoài ra phụ nữ khi mang thai có một tình trạng suy giảm về miễn dịch, nên mẹ bầu cần giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng, tránh tới chỗ đông người, các vùng có dịch về cảm cúm.