Bị ung thư tiết niệu có nên tiêm vaccine phòng Covid-19?

Bị ung thư tiết niệu có nên tiêm vaccine phòng Covid-19?
Chúng ta đã bắt đầu thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, trong số đó những bệnh nhân ung thư, ung thư tiết niệu lo lắng có nên tiêm phòng vaccine Covid-19 không?

1. Người bị ung thư tiết niệu có nên tiêm phòng Vaccine Covid-19 không?

Theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật, CDC Hoa Kỳ, những người bị suy giảm miễn dịch có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 nếu họ không có chống chỉ định tiêm chủng. Số bệnh nhân này có thể phản ứng với vaccine nhưng nó sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19 gây ra với bệnh nhân ung thư.

Bị ung thư tiết niệu có nên tiêm vaccine phòng Covid-19?  - Ảnh 1.

Những người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư (trong đó có ung thư tiết niệu) cũng nên được tiêm chủng vaccine Covid-19- Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Trẻ em vị thành niên tiêm vắc xin Covid-19 liệu có an toàn không?

Điều gì có thể xảy ra khi tiêm vaccine covid-19 cho người mắc bệnh mãn tính?

Đồng ý về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Nguyên Trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ, các bệnh nhân đang mắc ung thư (bao gồm ung thư tiết niệu) đa số đều có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường và kèm theo các bệnh nền. Vì vậy, khi mắc Covid-19 sẽ có diễn tiến nặng hơn so với người bệnh không mắc ung thư.

BS. Đức cho biết thêm, CDC Hoa Kỳ không ngăn cấm thực hiện tiêm chủng Covid-19 bởi vì các nghiên cứu thử nghiệm vaccine Covid-19 cho hiệu quả tương đương nhau ở bệnh nhân không có bệnh nền cũng như có bệnh nền.

Do đó, những người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư (trong đó có ung thư tiết niệu) cũng nên được tiêm chủng vaccine Covid-19 để gián tiếp bảo vệ người bệnh đang bị ung thư.

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đang điều trị hoặc đã kết thúc điều trị bằng thuốc, xạ trị, phẫu thuật sẽ có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như không giảm hiệu quả của vaccine.

Bị ung thư tiết niệu có nên tiêm vaccine phòng Covid-19?  - Ảnh 2.

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Nguyên Trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Đặc biệt lưu ý, những bệnh nhân ung thư, ung thư tiết niệu có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ cần tham khảo chuyên gia dị ứng về việc tiêm phòng vaccine. Đến nay, chưa có vaccine nào có hiệu quả tuyệt đối, vì vậy, tất cả bệnh nhân ung thư đã tiêm vaccinme đều phải thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc phòng chống dịch bệnh đã được khuyến cáo.

2. Khuyến cáo của bác sĩ cho bệnh nhân ung thư trong mùa dịch

Sau khi tiêm, những bệnh nhân ung thư cần cảnh giác với những biểu hiện như mất vị giác, sốt, khó thở, ho khan, mệt mỏi… Nếu có bất kỳ các triệu chứng này cần báo ngay cho bác sĩ.

Bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất là bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ biện pháp 5K và cố gắng tiêm vaccine càng sớm càng tốt để bảo vệ lẫn nhau.

Người bệnh ung thư tiết niệu đang trong quá trình điều trị cần đến đúng lịch hẹn để tái khám, nếu không thể gặp bác sĩ do giãn cách, người bệnh nên liên lạc với bác sĩ qua mạng online trước khi quyết định đến bệnh viện.

- Tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư tiết niệu trong mùa dịch Covid-19

Tăng cường các thực phẩm giàu Vitamin C

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli) một loại vi khuẩn sống trong ruột, tiết niệu, đại tràng của người và động vật. Do đó, việc tăng cường Vitamin C sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn E.Coli và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bị ung thư tiết niệu có nên tiêm vaccine phòng Covid-19?  - Ảnh 3.

Tăng cường Vitamin C sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn E.Coli và tăng cường sức đề kháng của cơ thể - Ảnh Internet

Ngoài ra, Vitamin C còn là thành phần quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, điều thực sự cần thiết vào lúc này đối với người bệnh ung thư nói chung và ung thư tiết niệu nói riêng.

Một số rau củ quả nhiều vitamin C gồm: cà chua, nước cam, súp lơ…

Uống nhiều nước

Người bị viêm đường tiết niệu hay bị ung thư tiết niệu luôn phải đảm bảo tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ làm đào thải cặn ở thận diễn ra nhanh hơn thông qua việc tiểu tiện.

Nước lọc, nước ép rau quả không đường vẫn là loại đồ uống có tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, cần cân nhắc sử dụng thêm đá hay ướp lạnh, điều này sẽ giúp vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Ăn sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm bổ dưỡng, lợi đường tiêu hóa mà người bệnh ung thư tiết niệu không thể bỏ qua. Trong sữa chua chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe như kẽm, vitamin B, các probiotics, can xi…

Chế độ ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp quá trình xử lý thức ăn của người bệnh tích cực hơn, giảm các biểu hiện như khó tiểu, tiểu buốt, rát…

- Bệnh nhân cần tránh những gì

Tránh ăn các món nhiều dầu mỡ hoặc chưa chế biến kỹ

Người bệnh ung thư tiết niệu cần hết sức cẩn trọng bởi những mối nguy hại từ việc các vi khuẩn có hại trong thức ăn chưa chín kỹ có thể gây ra. Cắt giảm thực đơn các món chiên nướng nhiều dầu mỡ, nấu chín kỹ, nếu không các thực phẩm này có thể gây viêm nhiễm trong cơ thể và làm suy yếu trực tiếp hệ thống miễn dịch.

Tránh xa ăn mặn

Việc ăn mặn chưa bao giờ là tốt trong mỗi bữa ăn, càng cắt giảm càng tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là thận, bàng quang, tiết niệu đề phòng tích tụ quá nhiều Na sẽ khiến thận suy giảm chức năng, từ đó viêm đường tiết niệu tới ung thư chỉ trong tương lai gần.

Tránh xa đồ uống có cồn, nước ngọt có gas

Những đồ uống như rượu, bia, nước ngọt chưa bao giờ có lợi cho hệ thống tiết niệu. Đây là điều kiện để vi khuẩn E.coli xâm nhập gây viêm đường tiết niệu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi tấn công sâu hơn vào cơ thể.


Tác giả: Minh Ngọc