Bị tiểu đường tuýp 2, người đàn ông đã sử dụng cách này để kiểm soát đường huyết thành công

Bị tiểu đường tuýp 2, người đàn ông đã sử dụng cách này để kiểm soát đường huyết thành công
Rupp đã kiểm soát đường huyết nhờ làm theo cách ăn uống của chuyên gia dinh dưỡng, ăn 10 quả trứng mỗi ngày, loại bỏ những loại đường ẩn trong thực phẩm.

Khi Thomas Rupp (đến từ Mỹ) được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2, ông đã vô cùng choáng váng. Mặc dù có một sự nghiệp vững chắc trong xã hội (làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp cho FEMA) nhưng ông vẫn duy trì một lối sống lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục, hiếm khi ăn đồ ăn nhanh hay bánh kẹo. 

Cân nặng của Rupp là 110kg với chiều cao 1,8m. Ông ấy đã không nhận ra rằng chỉ số BMI cảnh báo mình đang trong giai đoạn béo phì, đồng thời cũng không hề biết những loại thực phẩm mình coi là lành mạnh lại chứa quá nhiều calo và đường.

Bác sĩ của Rupp bắt đầu cho anh sử dụng 4 loại thuốc khác nhau để kiểm soát bệnh tiểu đường. Những phản ứng phụ xảy ra khiến ông cảm thấy rất khó chịu vì bắt đầu phải tiêm insullin vào ban đêm. Thay vào đó, Rupp tìm đến Chương trình Đái tháo đường ở Trung tâm Y tế Tufts, nơi ông gặp giám đốc sáng lập Michael Dansinger. 

Hai người đã thảo luận sôi nổi và tìm ra chế độ ăn kiểm soát tiểu đường cho Rupp một cách tối ưu, đồng thời phát hiện những cạm bẫy trong ăn uống mà Rupp trước nay vẫn nghĩ là thói quen ăn uống lành mạnh.

Ví dụ như, trong khi thêm một ít kem và đường vào cà phê có thể là điều hết sức bình thường với một số người thì với Rupp lại cần đặc biệt lưu ý. Rupp thường uống 10 cốc cà phê mỗi ngày để duy trì tỉnh táo, làm việc tốt hơn trong văn phòng. 

Sau đó cho thêm đường và kem vào mỗi cốc cà phê khi uống. Theo đó, mỗi ngày, Rupp sẽ tiêu thụ 10 thìa đường và 10 thìa kem từ việc uống cà phê. Bên cạnh đó, anh vẫn tập luyện đều đặn. "Tôi cũng uống thêm nước ép trái cây, nước giải khát protein với xoài tại phòng tập thể dục mà không nhận ra rằng thêm một lần nữa mình đã tiêu thụ quá nhiều đường", Rupp cho biết.

Ảnh 2.

Những lựa chọn lành mạnh khác như rau xà lách cũng được cài những "quả bom" đường bí mật.

Những lựa chọn lành mạnh khác như rau xà lách cũng được cài những "quả bom" đường bí mật. "Tôi thường bổ sung thêm nhiều loại gia vị, sốt, trộn với đậu, cá ngừ đóng hộp. Buổi sáng, tôi thường ăn bánh mí kẹp kem phô mai. Bữa trưa sẽ là một chiếc bánh sandwich, một túi khoai tây chiên và ăn tối với mì ống, bánh mì", Rupp nói.

Dansinger đã giúp Rupp cải thiện chế độ ăn uống của mình. Trong vòng 4 tháng, Rupp mất 10% trọng lượng cơ thể. Kết quả xét nghiệm A1C của ông đã ở mức trung bình so với 3 tháng trước đó. Ấn tượng hơn nữa là cân nặng của Rupp đã thay đổi đáng kể, một điều mà anh vẫn luôn muốn thay đổi trong 17 năm qua nhưng chưa bao giờ làm được. 

Sau 4 tháng, Rupp giảm xuống còn 76,5kg, A1C ở mức 6. (A1C ở mức 6 hoặc thấp hơn được coi là mức đường huyết khá ổn định, thậm chí bạn không cần dùng thuốc, tuy nhiên Rupp vẫn dùng một loại thuốc có tên là metformin do bị mất một số chức năng ở tụy).

Ảnh 4.

Rupp đã loại bỏ tất cả những thực phẩm thông thường, ăn nhiều nhất 10 quả trứng mỗi ngày theo lời khuyên của Dansinger.

1. Rupp đã kiểm soát đường huyết thành công bằng cách nào?

Khi bước vào giai đoạn cải tổ lại chế độ ăn uống của mình, Rupp đã loại bỏ tất cả những thực phẩm thông thường, ăn nhiều nhất 10 quả trứng mỗi ngày theo lời khuyên của Dansinger. "Trứng ít calo và có rất nhiều đạm. Ăn trứng giúp tôi ngừng nhai bánh kẹo và tập trung vào ăn những thực phẩm giúp no bụng", Rupp nói.

Tất nhiên là người ta không thể sống nếu chỉ ăn mỗi trứng. Sau khi thử nghiệm nhiều loại thực phẩm ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của mình, Rupp thường bắt đầu ngày mới với yến mạch, sữa hữu cơ không béo và cà phê đen vào chế độ ăn. Anh ăn trưa với thận nấu đậu đen, thêm chút dầu, dấm, một phần nhỏ protein như thịt gà hoặc bánh hamburger.

Khi Rupp đói, anh sẽ lấp đầy bụng mình bằng các loại rau như bông cải xanh, măng tây, rau bina. Đồ ăn nhẹ như sữa chua không béo, protein, trái cây tươi chưa chín vì chứa ít đường hơn rất nhiều. Anh không ăn thực phẩm chế biến, bánh quy, bánh mì tinh chế, bánh ngọt và kem.

Mặc dù vậy, Rupp, hiện đã 69 tuổi, nói: "Tôi vẫn ăn mì ống, vì vậy không cảm thấy quá có lỗi với món đậu xào kèm mì ống của tôi. Nhưng cơ bản, tôi vẫn tuân thủ chế độ kiêng khem nghiêm ngặt". Trong khi từ bỏ những món ăn yêu thích ngày trước là điều ngay từ đầu đã vô cùng khó khăn, Rupp vẫn khẳng định khó khăn nhất trong điều chỉnh chính là tinh thần. "Tôi quyết định một cách dứt khoát mình ăn để tồn tại chứ không phải ăn để thưởng thức như trước kia", Rupp cho hay.

Ảnh 6.

Rupp bổ sung yến mạch vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

2. Bạn cũng có thể làm điều đó?

Dansinger cho biết: "Hầu hết những bệnh nhân tiểu đường loại 2 đều có khả năng sinh học để đạt được mức đường trong máu bình thường hoặc gần như bình thường. Nhưng không có một cách tiếp cận duy nhất nào được đảm bảo để làm điều đó xảy ra". Chìa khóa ở đây là ăn uống để ổn định lượng đường trong máu của bạn. Tất nhiên là tập thể dục cũng quan trọng không kém.

Dansinger đã chứng kiến nhiều bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết thành công bằng cách ăn kiểu Địa Trung Hải với nhiều loại rau, hoa quả, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá và sò ốc, cũng như lượng sữa, dầu ô liu, quả hạch, rượu vang. Nhiều người lại thành công nhờ ăn chay, thuần chay, tập trung vào các loại chất béo có lợi cho cơ thể, rau không có tinh bột… Bạn có thể lựa chọn bất kỳ một chế độ ăn nào miễn là chúng giúp bạn đạt được mục tiêu.

Hơn nữa, trong quá trình kiểm soát đường huyết, Dansinger khuyên bạn không nên tự mình thực hiện mà cần có bác sĩ chuyên môn, chuyên gia dinh dưỡng đồng hành để duy trì động lực cũng như tinh thần trách nhiệm. Rupp đã gặp Dansinger 2 tháng mỗi lần để chắc chắn mình luôn ăn uống lành mạnh, điều chỉnh ông kịp thời mỗi khi chệch hướng. Rupp khẳng định điều ấy thực sự quan trọng và giúp ông kiểm soát đường huyết thành công.

3. Kiểm soát tiểu đường bằng trứng: Chuyên gia Đông y nói gì?

Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), mặc dù đã có bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết thành công nhờ việc ăn 10 quả trứng mỗi ngày nhưng không phải ai cũng nên thực hiện theo cách chữa bệnh này.

"Trứng là thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể ăn được. Đây không phải là thực phẩm cấm kỵ đối với người bị tiểu đường. Tuy nhiên, việc ăn 10 quả trứng mỗi ngày thì lại là điều không nên. Trứng có lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Thậm chí nhiều người dùng trứng quá nhiều có thể khiến bệnh tiểu đường nặng thêm", lương y Bùi Hồng Minh nói.

Theo chuyên gia, ông Rupp kiểm soát đường huyết thành công còn là nhờ vào chế độ ăn nhiều rau củ quả tươi, ăn nhiều rau lá xanh, hoa quả chưa chín, yến mạch và sữa hữu cơ, tức là nguồn thực phẩm sạch, cực ít đường. Việc ăn trứng chỉ là một khía cạnh trong việc giúp ông giảm đường huyết thành công. Bất cứ ai bị tiểu đường muốn giảm đường huyết đều phải nhớ: Trứng là thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường được phép ăn nhưng không nên ăn nhiều. Tốt nhất là chúng ta chỉ ăn 2-3 quả mỗi tuần. Tùy cơ địa từng người, bệnh nhân tiểu đường nên đến thăm khám chuyên gia để có hướng dẫn cụ thể, giúp bệnh tình được điều trị chuẩn xác nhất.


Tác giả: KP