Bị thủy đậu khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Bị thủy đậu khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Thủy đậu là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em tới người lớn do một loại virus tên là varicella - zoster (cũng gây ra bệnh zona) gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và tạo thành các ổ dịch.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu là phát ban đỏ, ngứa và các nốt mụn nước chứa dịch lỏng. Sau đó các nốt mụn sẽ đóng vảy và bong ra. Những nốt mụn tường xuất hiện thành từng cụm, tập trung nhiều ở sau tai, trên mặt, trên da đầu, trên ngực và bụng, tay và chân. Các khu vực ít phổ biến khác là bên trong tai và miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng kín. Chính vì vậy mà thủy đậu rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh tay chân miệng.

1. Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là bao lâu?

Theo CDC, một người sẽ phát triển bệnh thủy đậu sau khi tiếp xúc với mụn nước, dịch tiết thông qua ho/hắt hơi của người bị thủy đậu (hoặc bệnh zona) khoảng 2 tuần (từ 10 - 21 ngày). Và người này có thể lây cho người khác từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban thủy đậu xuất hiện cho tới khi tất cả các nốt mụn nước khô lại và đóng vảy.

Bệnh thủy đậu có thể kéo dài từ 4 - 7 ngày vaf khoir sau 10 - 14 ngày. Bệnh phát triển bao gồm 3 giai đoạn, các nốt mới có thể tiếp tục mọc thành từng đợt trong 3 - 5 ngày kể từ khi phát ban thủy đậu bắt đầu. Vì thế mà các nốt mụn có thể sẽ khô theo từng đợt khác nhau.

- Giai đoạn 1: Các nốt phát ban bắt đầu từ những nốt ngứa nhỏ và phồng rộp trên đầu sau khoảng 12 - 14 giờ có màu hồng hoặc đỏ sẫm

Bị thủy đậu khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 2.

Ảnh: NHS

- Giai đoạn 2: Sau 1 - 2 ngày các đốm sẽ chứa đầy dịch lỏng và trở thành mụn nước, theo thời gian các nốt mụn nước sẽ trở nên đục hơn

Bị thủy đậu khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 3.

Ảnh: NHS

- Giai đoạn 3: Sau 1 - 2 tuần, các nốt mụn nước trở thành vảy, lớp vảy này sẽ bong tự nhiên (trong khi các nốt mụn khác có thể vỡ ra và rỉ dịch)

Bị thủy đậu khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 4.

Ảnh: NHS

Có triệu chứng nhận biết nào trước khi phát ban thủy đậu xuất hiện hay không?

Có một số biểu hiện có thể xuất hiện từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban thủy đậu xuất hiện bao gồm:

- Sốt trên 38 độ C

- Mệt mỏi, đau nhức cơ bắp

- Chán ăn, ăn không ngon miệng, đau bụng kéo dài 1 - 2 ngày

- Đau đầu.

Đọc thêm:

Cách chữa bệnh đau nhức toàn thân dễ dàng thực hiện tại nhà

9 biện pháp xóa sẹo thủy đậu tại nhà đơn giản và hiệu quả

2. Khi nào thủy đậu cần liên hệ với bác sĩ?

Đối với hầu hết người khỏe mạnh thì thủy đậu sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh này có thể gây ra các tiến triển nặng ở người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai, người đang điều trị ung thư, người đã được cấy ghép nội tạng, người có thói quen hút thuốc lá, người đang mắc các bệnh mãn tính (chẳng hạn như hen suyễn - sử dụng thuốc làm dịu phản ứng miễn dịch của cơ thể,..)

Các biến chứng của thủy đậu bao gồm:

- Nhiễm trùng da và mô mềm (chẳng hạn như nhiễm trùng tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn)

- Mất nước

- Nhiễm trùng phổi (viêm phổi một hoặc cả hai bên phổi)

- Nhiễm trùng hoặc sưng não

- Nguy cơ dị tật ở thai nhi

- Nhiễm trùng máu và các biến chứng xuất huyết

- Hội chứng Reye, một căn bệnh gây sưng tấy ở não và gan. Điều này có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên dùng aspirin khi bị thủy đậu

- Tử vong.

Bị thủy đậu khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 5.

Thủy đậu có thể gây các biến chứng nghiêm trọng ở người có hệ miễn dịch yếu (Ảnh: Internet)

Vì thế mà theo NHS, bạn cần liên hệ với cơ sở y tế sớm trong các trường hợp sau:

1. Vùng da xung quanh nốt mụn nước trở nên nóng rát, đỏ và gây đau

2. Cảm giác đau tức ngực và khó thở

3. Có dấu hiệu mất nước và không bù được bao gồm không đi tiểu, tay chân lạnh, nhịp tim nhanh, lú lẫn, mất phương hướng,..

4. Dấu hiệu nhiễm trùng nốt mụn nước, dịch lẫn mủ, có mùi hôi khó chịu

5. Bất kì một triệu chứng nào sẵn có trở nên nghiêm trọng hơn cùng nốt phát ban như ho nặng hơn, cứng cổ, sốt cao hơn (38,9 độ C), nôn mửa

6. Tiếp xúc với người bị thủy đậu trong khi bạn:

- Đang mang thai hoặc đã sinh con trong 7 ngày qua

- Có hệ miễn dịch suy yếu, đang điều trị ung thư, sử dụng thuốc steroid kéo dài, đã được ghép tạng

- Trẻ bị thủy đậu dưới 4 tuần tuổi

- Phụ nữ đang cho con bú.

7. Phát ban lan ra một hoặc cả hai mắt.

Nhìn chung bệnh thủy đậu có thể điều trị khắc phục tại nhà bằng cách uống nhiều nước, giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol, sử dụng gel làm mát vết phát ban và giảm ngứa bằng thuốc kháng histamine OTC, tắm bằng nước mát và hạn chế chà xát, gãi ngứa. Lưu ý không sử dụng ibuprofen trừ khi có chỉ định của bác sĩ do thuốc có thể gây nhiễm trùng da nhiễm trọng.

Bị thủy đậu khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 6.

Thủy đậu nghiêm trọng cần phải nhập viện điều trị (Ảnh: Internet)

Khi nghi ngờ con bạn hay bản thân bị mắc thủy đậu, bạn nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra làm xét nghiệm và tư vấn phù hợp với thể trạng của bản thân. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng để điều trị bệnh thủy đậu, tránh gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người nghi ngờ/mắc bệnh thủy đậu cần có các biện pháp cách ly để giảm nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và những người xung quanh.

Nguồn dịch:

1. Chickenpox (NHS)

2. Chickenpox (Varicella) (CDC)

3. Chickenpox (Mayoclinic)

4. Chickenpox (Varicella) Facts

5. Chickenpox (Cleveland Clinic)


Tác giả: Allen