Bị tay chân miệng có nên tắm lá không? Loại lá nào được sử dụng để tắm cho người bệnh?

Bị tay chân miệng có nên tắm lá không? Loại lá nào được sử dụng để tắm cho người bệnh?
Tắm lá từ xưa đến nay đã là một biện pháp hữu hiệu khi mắc các bệnh có triệu chứng ngoài da. Vậy việc tắm lá khi bị tay chân miệng có nên hay không và nên sử dụng loại lá nào mới phù hợp?

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa, đường hô hấp với những triệu chứng điển hình như phát ban mụn nước ngoài da, tập trung ở vùng tay, chân và miệng.

Theo quan niệm dân gian từ xưa, việc tắm nước lá sẽ làm giảm các triệu chứng ngoài da ở bệnh nhân và giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Vậy điều này có cơ sở khoa học không, người bệnh có nên tắm lá khi bị tay chân miệng?

1. Nên tắm lá khi bị tay chân miệng hay không?

Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, việc tắm lá để điều trị tay chân miệng chưa có cơ sở khoa học chứng minh rõ ràng. Trên thực tế, việc tắm các loại lá thiên nhiên khi bị bệnh tay chân miệng là phương pháp từ lâu đời được dân gian truyền lại.

Tắm lá khi bị tay chân miệng: Nên hay không nên? - Ảnh 2.

Tắm lá từ xưa đã được coi là phương pháp giúp điều trị các triệu chứng ngoài da như mụn nhọt, phát ban bỏng nước,.... (Ảnh: Internet)

Ông bà ta từ xưa cho rằng các loại lá như rau sam, rau diếp cá, bạc hà có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt để điều trị các bệnh lở loét, mụn nhọt. Tuy nhiên, những loại cây trên chỉ có có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh như như ngứa ngáy do mụn nước, thải độc… chứ không có khả năng điều trị bệnh triệt để.

Mặc dù các loại lá cây không có tác dụng điều trị, nhưng chúng vẫn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do tay chân miệng gây ra. Chính vì vậy, người mắc bệnh tay chân miệng có thể tắm lá hoặc không tùy điều kiện, hoàn cảnh.

2. Những loại lá nào được sử dụng để tắm cho người bị tay chân miệng?

Một số loại lá cây đã được dân gian sử dụng như những bài thuốc cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng mụn nhọt ở da khá hiệu quả. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến lá chè xanh, lá rau sam, bạc hà, lá nhọ nồi,…

2.1. Lá chè xanh

Trong lá chè xanh có chứa chất kháng khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng. Do vậy, người bị bệnh tay chân miệng có thể sử dụng để tắm nhằm giảm các nguy cơ nhiễm trùng khi các nốt bọng nước bị vỡ.

Tắm lá khi bị tay chân miệng: Nên hay không nên? - Ảnh 3.

lá chè xanh có chứa chất kháng khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

Để pha nước tắm, mọi người nên chọn lá chè tươi, sạch để tránh các hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích gây hại cho da. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá chè, vò nhẹ và ngâm trong nước sôi từ 10 đến 15 phút. Sau đó pha loãng với nước lạnh để tắm.

2.2. Lá rau sam

Các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn trong lá rau sam có tác dụng giúp các vết loét ở các bọng nước bị vỡ ra mau lành và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Ngoài ra theo Đông y, lá rau sam cũng có tính mát, giàu vitamin C nên có thể xay làm nước uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2.3. Dùng lá nhọ nồi để tắm cho người bị tay chân miệng

Nhọ nồi được chọn là một loại lá nên tắm khi bị tay chân miệng hay thủy đậu do nó có tính hàn, không độc, có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn.

Tắm lá khi bị tay chân miệng: Nên hay không nên? - Ảnh 4.

Nước ép cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm sốt (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, xay lá nhọ nồi để uống còn có tác dụng hạ sốt hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh.

2.4. Lá bạc hà

Bạc hà là một loại cây có chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm. Ngoài ra các chất chống oxy hóa và vitamin trong lá bạc hà còn giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc. Vì vậy, người bệnh tay chân miệng có thể đun lá bạc hà lấy nước tắm hoặc uống nước để giúp giảm sự khó chịu do các triệu chứng bệnh tay chân miệng gây ra.

2.5. Diếp cá có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm

Cũng tương tự như bạc hà hay lá rau sam, diếp cá cũng có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sung. Do đó có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Mọi người có thể xay lấy nước uống hoặc đun lá để tắm cũng đều có hiệu quả rất tốt.


Tác giả: Anh Dũng