Trong suốt thai kỳ, bà bầu phải hạn chế dùng thuốc để tránh gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi, vì vậy việc điều trị sốt xuất huyết khi mang thai càng khó khăn hơn so với những bệnh nhân khác. Nếu chính xác là bạn đang bị sốt xuất huyết khi mang thai thì cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, đã có những loại thuốc hạ sốt dành riêng cho bà bầu mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi nhưng phải có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Cụ thể, bà bầu có thể dùng được thuốc hạ sốt paracetamol đơn chất và thuốc acetaminophen vừa giúp hạ sốt, vừa giảm cảm giác đau nhức cơ thể.
Vì vậy, nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai, bà bầu không được tự ý dùng thuốc hạ sốt hay bất cứ loại thuốc nào khác mà chưa thăm khám. Từ liều lượng cho tới thời gian sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết cho bà bầu, bởi việc tự ý dùng thuốc hay dùng sai liều lượng thuốc lúc này có thể gây ảnh hưởng ít nhiều tới thai nhi.
Trường hợp bị sốt xuất huyết khi mang thai cần được theo dõi và tái khám liên tục về huyết áp và mức tiểu cầu trong máu. Nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai thể nặng, bệnh nhân cần được nhập viện và điều trị đặc biệt, truyền tiểu cầu (nếu cần thiết) dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Bên cạnh dùng thuốc và điều trị sốt xuất huyết theo chỉ định của bác sĩ, những người bị sốt xuất huyết khi mang thai cũng nên áp dụng các biện pháp hạ sốt, chăm sóc sức khỏe tại nhà hiệu quả như: tăng cường bù nước cho cơ thể bằng các loại nước ép trái cây, nước dừa, sữa; chườm mát liên tục để giúp cơ thể hạ nhiệt.
Trong trường hợp bị sốt xuất huyết khi mang thai mức độ vừa và nặng (có biểu hiện xuất huyết), thai phụ cần được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa theo phác đồ cụ thể của bác sĩ (chống sốc, truyền dịch, truyền máu hoặc các chế phẩm của máu).
Các chuyên gia y tế cho biết, bị sốt xuất huyết khi mang thai khó phát hiện và chẩn đoán hơn bình thường do dễ nhầm với các triệu chứng cảm cúm khi mang thai. Hơn nữa, khi làm xét nghiệm máu, tình trạng loãng máu khi mang thai dễ làm che lấp đi tình trạng cô đặc máu do sốt xuất huyết nên khó phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai bị sốt xuất huyết là nguy hiểm nhất. Bị sốt xuất huyết khi mang thai ở 2 giai đoạn này sẽ dễ gây biến chứng cho cả mẹ và thai nhi, còn nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai ở 3 tháng giữa thì mức độ nguy hiểm sẽ giảm bớt hơn. Cụ thể những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai như sau:
- Đối với thai phụ: giảm tiểu cầu biểu hiện ở tình trạng xuất huyết cơ thể như xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, đường tiết niệu, chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị sốt xuất huyết kịp thời, thai phụ có thể bị tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, sốc sốt xuất huyết, giảm thể tích máu.
Đặc biệt bị sốt xuất huyết khi mang thai ở thời điểm chuyển dạ sinh con sẽ có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh, thậm chí có thể gây tử vong.
- Đối với thai nhi: trong thời gian mang thai, nếu thai phụ bị virus dengue tấn công thì có thể làm sảy thai, kích thích sinh non, thai lưu hoặc nhẹ hơn thì thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Rất hiếm có trường hợp mẹ bầu truyền virus sốt xuất huyết cho thai nhi.
Như vậy khi có biểu hiện sốt cao nghi bị sốt xuất huyết khi mang thai, thai phụ cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.