Sởi là một trong những bệnh virus cấp tính nguy hiểm nhất cho trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa nhưng không phải ai cũng tiêm đủ mũi. Đó là lý do khiến bệnh sởi vẫn thường xuyên bùng phát vào thời điểm giao mùa.
Bên cạnh một chế độ chăm sóc hợp lý thì kiêng cữ đúng cách cũng giúp quá trình điều trị sởi dễ dàng hơn. Vậy bị sởi không nên làm gì?
Bị sởi không nên làm gì là điều mà các bậc cha mẹ cần biết để phòng tránh, chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số điều không nên làm khi bị sởi.
Sởi dễ lây lan cho những người chưa tiêm vaccine hoặc chưa bao giờ mắc bệnh trước đó. Vì vậy sởi rất nguy hiểm cho cộng đồng. Nhất là khu vực tập trung đông dân cư như bệnh viện, trường học, nhà trẻ,...
Mắc bệnh sởi nếu không được cách ly sớm rất dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Do đó khi có các dấu hiệu bị sở, thay vì lang thang ở khu vực công cộng, bố mẹ nên để trẻ nghỉ học và tiến hành cách ly tại nhà.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng nên tiến hành cách ly ở bệnh viện. Và hạn chế di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác nếu không thực sự cần thiết. Bởi việc di chuyển có thể làm tăng nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Bên cạnh đó không nên để trẻ tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ dùng với người khác. Đây là cách phòng tránh bệnh hữu hiệu cho người lành. Ngoài ra không nên để trẻ bị sởi tiếp xúc với đồ chơi, đồ sinh hoạt chung để hạn chế tình trạng lây lan gián tiếp.
Một trong những triệu chứng của bệnh sởi là viêm kết mạc gây đau nhức mắt và đổ ghèn nhiều. Vì thế tiếp xúc với ánh sáng mạnh sẽ không tốt cho đôi mắt của người bệnh.
Khi bố trí không gian cách ly cho người bệnh cần phải chọn phòng thoáng mát, có treo rèm cửa. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh giúp cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ, ngăn cản những biến chứng xấu.
Bị sởi có thể gây ra các cơn ngứa khó chịu nên trẻ thường hay gãi. Điều này sẽ khiến da bị xây xước, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập. Do đó đối với trẻ nhỏ bố mẹ nên cắt ngắn móng tay, không để bé gãi khi sởi phát ban.
Trên đây là một số cảnh báo cho việc người bị sởi không nên làm gì và cần ăn kiêng những gì để quá trình điều trị bệnh dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.
Nhiều người quan niệm rằng khi bị sởi cần phải kiêng nước và gió. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi sởi là một bệnh liên quan đến da, có triệu chứng phát ban, mẩn đỏ. Cơ thể người bệnh sởi cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để ngăn cản tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Phụ huynh nên dùng khăn mềm, nhúng nước ấm, lau cơ thể cho bệnh nhân hàng ngày. Đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Với các bé lớn nên để trẻ súc miệng bằng nước muối, tắm, rửa chân tay bằng nước lá kinh giới, rau mùi cho vết phát ban mau khỏi.
Sởi thường xuất hiện vào mùa nóng. Thời tiết oi bức khiến cơ thể người bệnh ra nhiều mồ hôi, nếu không được làm mát kịp thời sẽ rất khó chịu.
Đặc biệt là khi bị sởi người bệnh thường xuất hiện những cơn sốt. Nếu phải sinh hoạt trong môi trường bí bách, không thoáng gió sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Do đó để quá trình điều trị thuận lợi, môi trường sinh hoạt của người bệnh cần thoáng gió, không khí sạch sẽ.
Trên đây là một số lưu ý cho câu hỏi bị sởi không nên làm gì? Áp dụng ngay những phương pháp này khi xuất hiện triệu chứng bệnh để điều trị hiệu quả và phòng tránh lây lan. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sởi cũng rất quan trọng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thực phẩm nên và không nên ăn để điều trị nhanh chóng.