Táo bón là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai, vừa ảnh hưởng đến tinh thần, vừa ảnh hưởng đến thể trạng của bà bầu.
Đầu tiên, táo bón tạo cho bà bầu có cảm giác chướng bụng, khó tiêu dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng.
Sau một thời gian như vậy, cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.
Táo bón khi mang thai có thể dẫn đến ung thư trực tràng (ảnh Internet).
Ngoài ra, khi các chất thải không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lâu trong người còn có thể thấm hút ngược lại cơ thể, gây bệnh cho cả mẹ và thai nhi. Chưa kể đến việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi đại tiện sẽ làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai ở bà bầu.
Nếu táo bón không được chữa trị tận gốc, khi bệnh nặng có thể dẫn tới bệnh trĩ, viêm trực tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Bởi vậy, bà bầu không nên chủ quan với bệnh táo bón mà nên tìm hiểu kiến thức phòng tránh táo bón khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bụng.
Bệnh táo bón do nhiều nguyên nhân gây nên. Thứ nhất là do sự thay đổi hormon của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang, đây được coi là nguyên nhân khách quan.
Còn nguyên nhân chủ quan là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động và thói quen uống ít nước của mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc uống bổ sung sắt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón khi mang thai.
Dưới đây là một số cách phòng tránh táo bón khi mang thai an toàn và hiệu quả nhất cho bà bầu.
Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể và hấp thu chất xơ cho cơ thể. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu nước thì nguy cơ mắc bệnh táo bón là điều khó có thể tránh khỏi.
Việc mang thai gây sức ép lớn lên bàng quan cộng với việc uống nhiều nước khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều lần, không kể ngày hay đêm. Chính bởi lý đo này mà nhiều bà bầu ngại uống nước dẫn đến sự mất nước của cơ thể và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh táo bón.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe và giảm tình trạng táo bón thai kỳ, mẹ bầu cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
Uống nhiều nước mỗi ngày là cách phòng tránh táo bón khi mang thai (ảnh Internet).
Cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh táo bón khi mang thai.
Theo các bác sĩ, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh lá, các cây họ đậu và các loại trái cây như cam, chuối, bí đỏ, cà rốt... vào bữa ăn mỗi ngày. Ngoài ra nên giảm đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chiên xào và không uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.
Bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày (ảnh Internet).
Bà bầu cũng nên chia nhỏ bữa ăn của mình thành 5 hay 6 bữa một ngày thay vì 3 bữa ăn chính như trước kia. Việc này giúp giảm tải áp lực cho quá trình tiêu hóa, cải thiện tốt bệnh táo bón.
Bên cạnh đó bà bầu cũng cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ đột ngột có thể dẫn đến đầy hơi, do đó hãy bổ sung chất xơ từ từ để cơ thể thích nghi dần dần.
Bà bầu được khuyên nên bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tùy tiện uống bổ sung theo ý mình. Bởi lẽ, lượng canxi và lượng sắt dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón cho bà bầu.
Bà bầu cần bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ (ảnh Internet).
Khi uống bổ sung sắt hay canxi cần phải uống với thật nhiều nước bởi hai chất khoáng này cần rất nhiều nước để có thể hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu nên tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.
Bà bầu bị táo bón được khuyên là không nên ăn nhiều món ăn chiên xào nhưng nếu lâu lâu muốn đổi khẩu vị thì hãy dùng dầu ô liu nguyên chất để chế biến thay cho mỡ động vật hay các loại dầu có nguồn gốc từ động vật.
Dầu ô liu nguyên chất còn được biết đến với tác dụng tốt cho tim mạch, giảm tình trạng mỡ máu, do đó bà bầu có thể an tâm sử dụng.
Bà bầu nên sử dụng dầu ô liu nguyên chất cho các món chiên xào (ảnh Internet).