Vi khuẩn Hp có thể gây bệnh ở cả người lớn và trẻ em. Mặc dù tỷ lệ vi khuẩn Hp gây bệnh ở trẻ em ít hơn ở người lớn nhưng những ca trẻ em bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra lại là nỗi lo lắng lớn của các bậc phụ huynh và là thách thức không nhỏ cho các bác sỹ điều trị.
Nhật Bản là nước có chương trình phòng chống và tiệt trừ vi khuẩn Hp hiệu quả nhất trên thế giới trong khoảng 10 năm trở lại đây nhờ chính sách mạnh mẽ của chính phủ Nhật Bản và đóng góp của các đột phá về khoa học công nghệ.
Lý do khiến Chính phủ Nhật Bản đưa việc kiểm soát chống vi khuẩn Hp lên hàng ưu tiên trong các chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng là do mối liên hệ giữa vi khuẩn Hp và tỷ lệ Ung thư dạ dày cao hàng đầu thế giới tại Nhật Bản. Ung thư dạ dày thường chỉ diễn ra sau thời gian dài nhiễm vi khuẩn Hp cho nên việc phòng ngừa nhiễm Hp từ trẻ nhỏ có ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa Ung thư dạ dày.
Phòng chống vi khuẩn Hp rất được đề cao ở Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Theo một nghiên cứu công bố năm 2014 tại Nhật Bản, trên đối tượng trẻ em Nhật Bản từ 0-11 tuổi thì tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở độ tuổi này chỉ có 1.8% vào năm 2011, theo dõi sau đó từ 2011 tới 2014 cho thấy tỷ lệ này liên tục giảm xuống. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới (khoảng 10%). Nhiễm khuẩn Hp thường bắt đầu từ thưở ấu thơ của trẻ, do đó, nếu chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn Hp của Nhật Bản tiếp tục được duy trì như hiện nay thì chỉ chưa đầy 20 năm nữa, Nhật Bản sẽ có một thế hệ hoàn toàn không bị nhiễm khuẩn Hp. Điều này đồng nghĩa với việc, tỷ lệ trẻ bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp cũng được giảm thiểu.
Vậy điều gì đã giúp Nhật Bản kiểm soát nhiễm khuẩn Hp tốt như vậy, điều gì thực sự góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra?
Tỷ lệ trẻ em Nhật Bản nhiễm vi khuẩn Hp rất thấp (Ảnh: Internet)
Chia sẻ từ một số chuyên gia lĩnh vực y tế tại Nhật Bản cho thấy có 5 yếu tố quan trọng sau đây giúp Nhật Bản kiểm soát tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và chống chọi với tình trạng Hp kháng thuốc kháng sinh:
- Tuyên truyền hiệu quả: giáo dục rộng rãi cho người dân về vi khuẩn Hp, tình trạng nhiễm và hậu quả nhiễm khuẩn Hp: hiện tại, người dân Nhật Bản hầu như đều có thể dễ dàng truy cập tìm kiếm các thông tin liên quan tới Ung thư dạ dày và vi khuẩn Hp trên các website chính thống của Bộ Y tế Nhật Bản, thậm chí, họ còn xuất bản riêng tạp chí về Vi khuẩn Hp, cũng như những chương trình riêng biệt để chống vi khuẩn Hp trong cộng đồng.
- Chính sách tìm và diệt: khi thăm khám bệnh nhân có vi khuẩn Hp thì diệt, kể cả khi bệnh nhân chưa có biểu hiện bệnh lý dạ dày. Chính sách này được áp dụng từ năm 2013-2014, thể hiện sự quyết tâm của các nhà khoa học Nhật Bản trong việc loại trừ hoàn toàn loại vi khuẩn nguy hiểm này.
- Điều trị triệt để vi khuẩn Hp: khi điều trị nhiễm khuẩn Hp trên bệnh nhân, tỷ lệ bắt buộc tái khám là 100%, thông qua đó đánh giá được hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh hiện tại.
- Vệ sinh ăn uống: thực hiện trong tập thể như các lớp học, các bếp ăn tập thể, trong gia đình… Trẻ em Nhật Bản được hướng dẫn sử dụng, vệ sinh đồ ăn uống riêng ở trên lớp học. Điều này giúp hạn chế lây nhiễm vi khuẩn Hp trong cộng đồng.
- Phối hợp điều trị và phòng bệnh: tiên hành trên diện rộng bằng thực phẩm sử dụng hàng ngày. Các kháng thể mới chống vi khuẩn Hp được bổ sung vào trong một số loại thực phẩm chức năng sử dụng hàng ngày tại Nhật Bản, dành cho mọi lứa tuổi là một giải pháp đặc hiệu mang tính đột phá của Nhật Bản để chống vi khuẩn Hp trên quy mô cộng đồng.