Bàn chân là một cấu trúc phức tạp chứa 26 xương, 33 khớp và hơn 120 cơ, dây thần kinh, gân và dây chằng. Có nhiều vị trí đau lòng bàn chân khác nhau, chẳng hạn như bị đau giữa lòng bàn chân hay đau nhói bàn chân và gót chân khi di chuyển hoặc vận động hoặc nhức mỏi toàn bộ lòng bàn chân,... Có nhiều nguyên nhân khiến một người bị đau lòng bàn chân là bệnh gì với các mức độ đau khác nhau, từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới phạm vi chuyển động của chân.
Bàn chân chúng ta có nhiệm vụ giữ thăng bằng cũng như hấp thụ các tác động của các hoạt động hàng ngày như chạy, nhảy, đi bộ, đứng. Chính vì chức năng này mà bàn chân dễ phải chịu nhiều áp lực dẫn tới các cơn nhức mỏi hay đau bàn chân, bao gồm cả đau ở lòng bàn chân.
Đọc thêm:
+ 9 vấn đề sức khỏe thường gặp ở bàn chân và cách xử lý
+ Sưng phù bàn chân là bệnh gì? Sưng bàn chân có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường?
Tình trạng đau lòng bàn chân có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ gót chân đến ngón chân. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lòng bàn chân là bệnh gì mà có thể cảm thấy đau nhói, đau âm ỉ, nhói, cứng hoặc cảm giác nóng rát với tần suất đau khác nhau.
Theo Health, có một số nguyên nhân khiến một người bị đau nhức lòng bàn chân là bệnh gì. Điều quan trọng là chú ý tới các triệu chứng kèm theo cơn đau ở lòng bàn chân và thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán cũng như có cách điều trị đau lòng bàn chân phù hợp với nguyên nhân.
- Viêm cân gan chân
Cân gan chân tạo nên vòm bàn chân và hoạt động như một bộ giảm xóc trong quá trình hoạt động thể chất. Còn được gọi là viêm cân gan bàn chân, chỉ tình trạng cân bàn chân bị viêm dẫn tới các cơn đau ở bàn chân, phổ biến hơn là đau gót chân. Cơn đau gót chân được mô tả là buốt nhói ở gót chân hoặc đau âm ỉ, nhất là khi ngủ dậy và đặt chân xuống đất.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể quan sát thấy lòng bàn chân bị sưng bầm tím; căng cứng cơ bàn chân buổi sáng và cải thiện khi hoạt động nhẹ nhàng. Đôi khi bạn có thể cảm thấy tình trạng đau lòng bàn chân nặng hơn sau các hoạt động kéo dài như đứng, đi bộ hoặc chơi thể thao.
- Mụn cóc Plantar
Bị đau lòng bàn chân là bệnh gì? Đây có thể là do mụn cóc Plantar ở lòng bàn chân (mụn cóc lòng bàn chân). Đặc trưng là những u cục nhỏ lành tính (có thể phẳng hoặc sần sùi) ở bàn chân, những khu vực chịu áp lực của cơ thể. Các nốt mụn cóc hình thành bên trong ở dưới của lớp da chân dày cứng nên thường bị hiểu nhầm là vết chai chân nhưng so về kết cấu, mụn cóc lòng bàn chân thường có kết cấu phẳng và nhìn tiệp hẳn vào da hơn; có thể mọc thành từng cụm gây khó chịu cho việc đi lại.
Các nốt mụn cóc lòng bàn chân thường do virus u nhú HPV ở người xâm nhập qua các vết cắt hoặc vết đứt nhỏ ở dưới lòng bàn chân gây ra và rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc da kề da hoặc bước chân trần trên bề mặt bị ô nhiễm như hồ bơi, phòng tập.
Ngoài cơn đau lòng bàn chân thì mụn cóc Plantar cũng có thể gây ra triệu chứng khác như phần da mọc mụn cóc có hiện tượng chai cứng khiến vân da của bàn chân bị phá vỡ, các mạch máu nhỏ dưới da liên kết với nhau tạo thành các chấm đen li ti ở lòng bàn chân, cơn đau nhói ở vị trí đau lòng bàn chân bị mọc mụn cóc.
Nếu mụn cóc lòng bàn chân có dấu hiệu chảy dịch, chảy máu hay buốt lúc chạm vào hoặc có sự thay đổi về hình dáng và kích thước thì cần thăm khám sớm.
- U dây thần kinh Morton
Được hiểu là tình trạng viêm hay bị dày lên của các dây thần kinh ở vị trí giữa xương bàn chân hay xương nằm ở giữa các ngón chân, phổ biến ở ngón thứ ba và ngón thứ tư trên bàn chân. Khi dây thần kinh bị viêm có thể dẫn tới sưng tấy và gây ra cơn đau lòng bàn chân. Nên có thể nói nguyên nhân gây đau lòng bàn chân là bệnh gì thì có thể là do u dây thần kinh Morton, nhất là nếu bạn có các dị tật ở bàn chân như bàn chân bẹt hoặc dị tật vòm bàn chân cao.
Triệu chứng của u dây thần kinh Morton là cảm giác đau ở lòng bàn chân như có một viên sỏi dưới chân khi đi bộ; cảm giác đau nhói, nóng rát lan tới các ngón chân, đặc biệt là khi vận động; đôi khi là cảm giác tê hoặc châm chích ở ngón chân. Do có tình trạng sưng đau nên việc mang giày dép gây áp lực lên mu bàn chân (chẳng hạn như giày cao gót) có thể gặp khó khăn để di chuyển.
- Gãy xương bàn chân
Xương bàn chân là xương dài ở giữa bàn chân, nối các ngón chân với mắt cá chân. Có hai loại gãy xương có thể ảnh hưởng đến xương bàn chân: chấn thương và căng thẳng lặp đi lặp lại quá mức ở bàn chân.
Các triệu chứng cho thấy chấn thương bàn chân có thể bao gồm bầm tím, sưng, ngón chân cong hoặc biến dạng và đau tại vị trí va chạm kéo dài trong nhiều giờ trước khi được điều trị. Trong khi đó, các chuyển động lặp đi lặp lại ở bàn chân có thể gây nứt xương, đau và nhạy cảm ở vị trí xương bị tác động. Cả hai đều dẫn tới cảm giác đau nhức hoặc đau nhói ở lòng bàn chân.
- Hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân có thể gây ra cơn đau nhói, đau sắc nét hoặc nóng rát ở lòng bàn chân hoặc bên trong mắt cá chân, có thể lan đến ngón chân, gót chân và cơ bắp chân. Bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu khác như tê ran, châm chích như bị điện giật ở bàn chân, lòng bàn chân.
Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột hoặc phát triển từ từ do tình trạng sử dụng quá mức cổ chân hoặc căng thẳng kéo dài ở bàn chân khi đứng, đi bộ hoặc tập thể dục ở cường độ cao.
- Viêm xương vừng
Bị đau lòng bàn chân là bệnh gì? Có thể là do viêm xương vừng. Viêm xương vừng được hiểu là tình trạng viêm tiến triển ở các gân xung quanh có ảnh hưởng tới xương vừng.
Người bị viêm xương vừng bàn chân thường bị đau và nhạy cảm ở vị trí dưới ngón chân cái. Cơn đau này có thể tiến triển từ từ và dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và khiến việc đi bộ, chạy hay các hoạt động cần uốn cong/duỗi thẳng ngón chân gặp khó khăn.
- Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến kể trên thì cũng có một số lý do có thể dẫn tới bị đau lòng bàn chân là bệnh gì hay bị đau giữa lòng bàn chân là bệnh gì, chẳng hạn như:
+ Viêm xương khớp: Khiến các khớp bàn chân bị viêm gây ra đau đớn, đặc biệt là ở khớp bàn chân gốc ngón cái. Bệnh viêm xương khớp cũng có thể gây cảm giác cứng khớp vào buổi sáng và cảm giác đau tăng lên khi hoạt động thể chất quá mức.
+ Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Bệnh tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân, dẫn đến đau rát, đau nhói hoặc nhạy cảm khi chạm vào. Đôi khi, ở mức độ nặng hơn, bàn chân của người tiểu đường có thể bị giảm cảm giác.
+ Viêm bao hoạt dịch ở chân: Các bao hoạt dịch ở mô khớp bàn chân bị viêm gây ra cơn đau lòng bàn chân hoặc ở bất kì vị trí nào ở chân, kèm theo đó là cảm giác đau khi đi bộ, cứng khớp chân, sưng và nhạy cảm hơn.
+ Viêm khớp dạng thấp bàn chân: Làm một dạng bệnh tự miễn, ngoài bàn chân thì viêm khớp dạng thấp cũng có thể gặp ở bất kì khớp nào của cơ thể nếu bị tấn công. Viêm khớp dạng thấp bàn chân không chỉ gây đau nhức lòng bàn chân khi cơn thấp khớp bùng phát mà còn gây sưng nóng đỏ ở vùng khớp tổn thương.
Tùy vào từng nguyên nhân gây đau lòng bàn chân là bệnh gì mà điều trị sẽ khác nhau. Điều trị đau lòng bàn chân có thể là thuốc chống viêm NSAID, vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình, nẹp cố định bàn chân,...
Tuy nhiên nếu cơn đau ở lòng bàn chân không biến mất sau khi nghỉ ngơi hoặc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ cơn đau tại nhà như chườm, uống thuốc giảm đau không kê đơn, nâng cao chân hơn tim thì đã tới lúc bạn cần thăm khám bác sĩ sớm.
Ngoài ra, cần chú ý nếu bị đau lòng bàn chân sau một tai nạn dẫn tới biến dạng bàn chân hoặc cơn đau kéo dài trên vài ngày; đau đớn khiến bạn không thể đứng thẳng hoặc không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày; có tiền sử các bệnh xương khớp hoặc bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến; có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sưng, bầm tím, đỏ hoặc vết loét hở ở chân đều cần nhanh chóng tới các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra sớm nhất.
Bác sĩ sẽ chỉ định một vài kiểm tra để xác định xem lý do gây đau lòng bàn chân là bệnh gì, đó cũng có thể là các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp MRI,... Bạn cần nói cho bác sĩ biết về cơn đau lòng bàn chân khởi phát khi nào, vị trí đau lòng bàn chân nào cảm thấy rõ ràng nhất, điều gì khiến cơn đau lòng bàn chân tăng lên hoặc giảm đi,...
Để phòng ngừa tình trạng đau ở lòng bàn chân, các chuyên gia đều khuyên rằng bạn nên chọn giày dép phù hợp, học cách giãn cơ và đi bộ cẩn thận sau chấn thương, tránh các hoạt động mạnh quá mức, cố gắng duy trì cân nặng khỏe mạnh, cải thiện tư thế, tránh các thực phẩm có thể làm tăng dấu hiệu viêm trong máu và lắng nghe cơ thể và giảm áp lực lên bàn chân khi cần thiết.
Nguồn dịch tham khảo:
1. What To Know and Do About Pain in the Bottom of Your Foot
2. Bottom-of-Foot Pain: Why It Hurts and How to Treat It