Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn có nguy hiểm không? Cần làm gì

Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn có nguy hiểm không? Cần làm gì
Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn là tình trạng thường gặp và đồng thời cũng là nỗi lo lắng ở những người cao tuổi nhiều hiện nay. Vậy bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn có nguy hiểm không?

Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn là hiện tượng phổ biến, rất nhiều người thường chủ quan về vấn đề này. Thế nhưng, vùng đầu là nơi của các đầu não quan trọng điều khiển hoạt động của cơ thể, những tác động nhẹ cũng có thể gây những ảnh hưởng về tính mạng.

1. Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn có nguy hiểm không?

Nếu quan sát bằng mắt thường bên ngoài thì việc đánh giá bị ngã đập đầu ở phía sau người lớn có nguy hiểm không là rất khó. Bởi có thể nhìn bên phía ngoài sau khi ngã đập đầu có thể không có biểu hiện gì, không chảy máu, không sưng … Nhưng thực tế bên trong lại có chấn thương rất nặng.

Ngược lại cũng có trường hợp bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn chỉ gây chảy máu nhẹ mà bên trong thì không có chấn thương nặng nào.

Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn có nguy hiểm không? Cần làm gì - Ảnh 1.

Nếu quan sát bằng mắt thường bên ngoài thì việc đánh giá bị ngã đập đầu ở phía sau người lớn có nguy hiểm không là rất khó. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Trẻ bị ngã đập đầu mạnh mới đáng lo? Cảnh báo nguy cơ chấn thương sọ não ở trẻ khi ngã ở mức độ nhẹ

Vết thương hở: Sai lầm khi cầm máu và hướng dẫn cầm máu đúng cách khi bị thương

Vì vậy, sau khi xảy ra tình trạng ngã đập đầu ở phía sau người lớn hay người cao tuổi thì cần phải theo dõi, thăm khám, kiểm tra các tổn thương liên quan tới não hay không. Bởi tổn thương não dù ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Những ảnh hưởng liên quan tới não có thể xảy ra trong trường hợp bị ngã đập đầu ở phía sau người lớn như:

- Tụ máu não: Đây là hiện tượng máu bị đông nằm bên ngoài các mạch máu. Tình trạng tụ máu não rất nguy hiểm, vì khi não bộ có ổ máu tụ trong não gây tăng áp lực bên trong sọ não khiến ý thức của người bệnh bị lơ mơ, mất ý thức, có thể gây chết não, tử vong cho người bệnh.

- Xuất huyết não: là tình trạng máu tại nơi bị tổn thương tràn vào mô não, gây tổn thương não, máu bị chảy ra ngoài một cách không kiểm soát. Xuất huyết dưới màng não thường gây hiện tượng đau đầu mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tình trạng xuất huyệt. Xuất huyết não thường là tổn thương nặng, cần được điều trị kịp thời nếu không nguy hiểm lớn nhất có thể gây tử vong cho người bệnh.

Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn có nguy hiểm không? Cần làm gì - Ảnh 3.

Ngã đập đầu phía sau có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới não (Ảnh: Internet)

- Chấn động não: khi bị ngã đập đầu phía sau có thể dẫn tới chấn động não, nếu tình trạng va đập này bị thường xuyên cùng một vị trí rất có khả năng gây nguy hiểm, não có thể bị tổn thương vĩnh viễn, không thể hồi phục lại được.

- Phù nề: Những hiện tượng va đập mạnh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể gây ra hiện tượng sưng, phù nề. Đối với phần đầu khi bị ngã đập đầu ở phía sau rất có khả năng gây hiện tượng phù nề, nếu trường hợp vết thương quá lớn, sưng nề nhiều sẽ làm tăng áp lực nội sọ dẫn tới tình trạng đau đầu, hơn nữa nếu không được vệ sinh vô khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn nghiệm trọng.

Như vậy bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Vì vậy không được chủ quan khi xảy ra tình trạng ngã đập đầu phía sau ở người lớn nhiều lần, cùng một vị trí bị tổn thương.

2. Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn cần phải làm gì? 

2.1. Cách sơ cứu khi bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn

Có rất nhiều trường hợp bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn xảy ra, có trường hợp nhẹ không sao, nhưng cũng có trường hợp bị nặng hơn có thể gây ngất, chảy máu … Lúc này cần sơ cứu kịp thời như sau:

- Cho người bị ngã nằm yên bất động tại chỗ cho tới khi có người hỗ trợ là nhân viên y tế, biết vệ kỹ thuật cứu thương. Cho người bị ngã nằm cao đầu, không được di chuyển họ nếu không cần thiết. Trong trường hợp người bị ngã đang đội mũ bảo hiểm cũng không nên bỏ mũ ra.

Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn có nguy hiểm không? Cần làm gì - Ảnh 2.

Cách sơ cứu khi bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn (Ảnh: internet)

- Nếu người bị ngã có hiện tượng chảy máu phía sau đầu, có thể sử dụng gạc, vải sạch vô khuẩn để buộc vết thương cầm máu. Đặc biệt trong trường hợp phát hiện xảy ra vỡ hộp sọ không được băng ép vết thương.

- Gọi cấp cứu để nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ có chuyên môn, đưa người bệnh tới cơ sở ý tế

2.2 Theo dõi triệu chứng sau khi bị ngã

Nếu xảy ra tình trạng bị ngã đập đầu phía sau cần quan sát hiện trạng của cơ thể người bị ngã. Có bị tổn thương hở ở vùng đầu như chảy máu cần được tiến hành sơ cứu cầm máu trước. Sau đó cần phải tiến hành đưa người bệnh tới cơ sở ý tế để được thăm khám chuyên sâu hơn.

Nếu tình trạng bị ngã nhẹ, người bị ngã không có hiện tượng bất thường như chóng mặt, chảy máu, đau nhức thì có thể không sao. Những vẫn nên quan sát cơ thể trong một thời gian để đảm bảo không có bất thường nào khác.

Nếu tình trạng bị ngã đập đầu ở phía sau không gây vết thương hở như chảy máu, sưng tím… nhưng lại có hiện tượng đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể có biểu hiện bất thường … cần tới luôn cơ sở ý tế để được bác sĩ chụp chiếu, thăm khám kịp thời.

2.3. Đưa người bị ngã tới thăm khám bác sĩ 

Nói chung với những tổn thương ở vùng đầu là rất nguy hiểm, có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Do vậy, nếu xảy ra tình trạng bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn, đặc biệt người cao tuổi thì nên tới cơ sở ý tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu phát hiện tổn thương.

3. Cách làm tan máu ở đầu khi bị ngã đập đầu phía sau

Nếu bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn gây tình trạng bị bầm tím máu ở dưới da hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Tình trạng này xảy ra là do khi bị ngã chấn thương dẫn tới các mạch máu nhỏ bị vỡ ra, máu thoát ra ngoài, nhưng lại ẩn dưới da gây hiện tượng bầm tím, vàng, xanh dưới da. Để làm tan vết bầm này có thể tham khảo các cách dưới đây:

Sử dụng đá lạnh chườm lên: dùng đá lạnh có thể làm giảm bớt sưng, giảm tình trạng xuất huyết dưới da. Tuy nhiên cách này cần được tiến hành ngày sau khi vết bầm xuất hiện

Lăn trứng gà luộc: đây là phương pháp được lưu truyền trong dân gian, có khả năng làm giảm vết bầm tím. 

Bổ sung vitamin C cho cơ thể: song song với việc điều trị ngoài da thì cũng cần bổ sung hàm lượng vitamin C cho cơ thể. Bởi vitamin C có thể giúp làm giảm vết bầm nhanh hơn. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy những người bị bầm tím nhiều hơn khi thiếu vitamin C.

Như vậy, bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn xảy ra rất phổ biến và cũng không thể đánh giá mức độ nguy hiểm hay không dựa vào bên ngoài. Tất cả tổn thương vùng đầu là rất nghiêm trọng, không nên chủ quan, khi gặp tình trạng va đập vùng đầu, thấy bất thường trong cơ thể hãy tới cơ sở ý tế để được thăm khám sớm nhất.


https://suckhoehangngay.vn/bi-nga-dap-dau-phia-sau-o-nguoi-lon-co-nguy-hiem-khong-can-lam-gi-20220802142520348.htm
Tác giả: Nguyễn Lương