Khi mang thai, nhiều chị em sẽ băn khoăn về kích thước bụng bầu của mình. Nhiều trường hợp mẹ cảm thấy lo lắng khi bụng mình nhỏ hơn bụng một mẹ khác dù cả hai mang thai bằng tháng nhau. Tuy nhiên, thực chất kích thước của bụng bầu không phản ánh hoàn toàn được độ lớn của thai nhi vì chúng còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố dưới đây.
Vị trí nằm của bé trong tử cung mẹ có thể ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước bụng mẹ. Nếu con nằm theo dáng lưng quay về phía bụng mẹ, đầu và mặt đồi diện với lưng mẹ thì bụng bầu sẽ to tròn. Đây cũng được coi là vị trí tối ưu để mẹ có thể sinh bé một cách dễ dàng. Còn nếu con nằm quay mặt về trước, lưng dựa về phía lưng mẹ thì bụng bầu sẽ nhỏ hơn và có thể hơi nhô ra ở dưới.
Kích thước bụng bầu của mẹ to hay nhỏ còn phụ thuộc vào vị trí của em bé nữa
Đọc thêm:
- Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?
- Thai bám ở vết mổ cũ có nguy hiểm hay không?
Hình dạng và kích thước bụng bầu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những lần mang thai trước. Sau lần sinh đầu tiên, cơ bắp của mẹ trở nên "lỏng lẻo", linh hoạt hơn nên mẹ sẽ sớm thấy bụng hơn và bụng bầu cũng có thể to hơn.
Chiều cao của mẹ sẽ quyết định không gian dành cho thai nhi phát triển. Người cao thì tử cung sẽ lớn hơn nên khi mang bầu bụng sẽ nhỏ hơn so với những người lùn có tử cung nhỏ.
Nước ối được cơ thể mẹ sản sinh ra để "nâng đỡ" thai nhi cũng như ngăn ngừa các loại vi trùng gây hại. Lượng nước ối có thể ảnh hưởng đến kích thước của bụng bầu theo hướng tỉ lệ thuận. Nước ối càng nhiều thì bụng sẽ càng to. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con đang được bảo vệ an toàn. Ngược lại, nước ối ít thì bụng bầu sẽ nhỏ và nguy cơ thai bị nhiễm trùng sẽ tăng lên.
Bụng bầu của mỗi người đều có hình dạng và kích thước khác nhau và đây hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của thai nhi. Dù to hay nhỏ, mỗi chiếc bụng bầu đều rất đẹp và đầy ý nghĩa.
Chiều cao của mẹ cũng là yếu tố quyết định kích cỡ bụng bầu
Kích thước bụng bầu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên mẹ bầu cũng cần phải cảnh giác nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường dưới đây:
Cảnh báo nguy cơ: thai ngoài tử cung, sảy thai, bong nhau thai
Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.
Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.
Đối với 3 tháng cuối thai kỳ, bong nhau thai sớm cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu chẳng may gặp tình huống này, bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim yếu hơn thì rất có khả năng phải can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Chảy máu âm đạo khi mang thai, mẹ chớ coi thường
Cảnh báo nguy cơ: sảy thai, thai ngoài tử cung
Có thể nói, đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.
Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác "hụt" ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.
Cảnh báo nguy cơ: Ứ mật trong gan
Ngứa toàn thân và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân kết hợp với da bị vàng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ứ mật trong gan. Hội chứng này có thể gây ra ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn không nên chủ quan xem thường cảm giác ngứa khi mang thai.
Nỗi ám ảnh của chị em mang tên ngứa
Cảnh báo nguy cơ: Huyết áp cao khi mang thai
Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ lớn tuổi mang thai lần đầu có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 5 lần so với những phụ nữ trẻ hơn. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị chướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trạng thái ý thức mơ hồ… Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Tổng hợp