Bị loét trong cánh mũi là gì? Nguyên nhân và điều trị như thế nào?

Bị loét trong cánh mũi là gì? Nguyên nhân và điều trị như thế nào?
Tình trạng bị loét trong cánh mũi xảy ra có thể là tổn thương hoặc kích ứng đơn thuần. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị loét ở trong cánh mũi có thể là vấn đề đáng lo ngại.

Khi mũi bị loét, có thể gây ra nhiều đau đớn, thậm chí còn có thể khiến người bệnh bị mất ngủ. Hơn nữa đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần thăm khám và nhận điều trị kịp thời.

Khi bị loét cánh mũi, tình trạng này khiến niêm mạc vùng mũi bị tổn thương, nếu viêm nhiễm kéo dài lâu ngày còn có thể gây hoại tử, lở loét.

1. Bị loét trong cánh mũi là gì?

Hiện tượng bị loét trong cánh mũi là khi các vết loét có thể phát triển trong mũi. Tình trạng loét trong cánh mũi này có thể nhìn thấy, có vảy hoặc giống mụn nhỏ. Ngoài ra, có thể có màu đỏ, trắng hoặc vàng khi bị loét trong cánh mũi.

Tuy nhiên, đối với bất kỳ tổn thương hoặc kích ứng da trong mũi nào đều có thể gây ra các vết loét. Nếu như vết loét gây tình trạng đau đớn, có thể gây ra nhiều khó chịu cho người mắc nhưng thực chất đây không phải tình trạng quá đáng lo ngại.

Tình trạng bị loét trong cánh mũi chỉ đáng lo ngại khi kéo dài và có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khác.

2. Nguyên nhân bị loét trong cánh mũi

Loét trong cánh mũi có thể là triệu chứng tổn thương của mũi thông thường. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra một số các vấn đề bị loét cánh mũi:

- Chấn thương mũi có thể gây loét trong cánh mũi

Khi các vết loét trong mũi xảy ra, đây có thể do phản ứng của cơ thể với tổn thương. Tình trạng này có thể thấy rằng, nếu các vết xước xuất hiện bên trong mũi, đặc biệt nếu vết xước bị nhiễm trùng.

Thực hiện ngoáy mũi còn có thể là nguyên nhân gây kích ứng hoặc làm rách da. Đây còn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lở loét và hít thuốc qua mũi còn cũng là một nguyên nhân gây ra phản ứng tương tự.

Bị loét trong cánh mũi là gì? Nguyên nhân và điều trị bằng cách nào? - Ảnh 2.

Loét trong cánh mũi có thể là triệu chứng tổn thương của mũi thông thường - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Biến chứng viêm xoang do cảm cúm: tưởng nhẹ ai ngờ có thể khiến niêm mạc mũi tổn thương nghiêm trọng!

- Đau nhức mũi trong viêm xoang và những điều cần biết

Hơn nữa, khi các vết loét và vảy ở mũi cũng có thể phát triển do các chấn thương nghiêm trọng hơn xảy ra như khi bạn bị ngã, hoặc có thể khi bị đánh vào mặt. Do đó, nếu các vết loét mũi xuất phát từ chấn thương thì tình trạng loét mũi còn có thể khiến mũi bị sưng và đau ở quanh khu vực này.

- Nhiễm trùng

Một vài bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể là nguyên nhân khiến bị loét trong cánh mũi. Đa số tình trạng loét trong cánh mũi này xảy ra do bệnh viêm tiền đình mũi, đây là một loại bệnh nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn gây ra.

Không những thế, việc ngoáy mũi, nhổ lông mũi hay xì mũi quá mức hoặc việc xỏ khuyên mũi cũng có thể khiến cho cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm tiền đình mũi. Tình trạng này khiến mũi có thể bị đau, sưng và nhạy cảm hơn ở khu vực này.

Ngoài ra, vi khuẩn lao nhiễm trùng cũng là nguyên nhân tạo thành vết loét bên trong cánh mũi. Trong khi đó, vi khuẩn gây bệnh lao còn có thể lây lan qua không khí. Đối với một số người bị nhiễm trùng không có triệu chứng, cũng có không ít người bị nhiễm trùng có triệu chứng rõ ràng. Do đó, cần chú ý tình trạng loét ở cánh mũi hiện tại để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Một số triệu chứng có thể kể đến như: Ho kéo dài, ho ra máu, có đờm từ đường hô hấp dưới. Có thể xuất hiện tình trạng đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm. Ngoài ra còn có dấu hiệu ớn lạnh, có thể sốt và chán ăn.

- Lupus gây loét trong cánh mũi

Thực tế, Lupus là một tình trạng tự miễn dịch có thể gây viêm và đau ở người mắc bệnh. Tuy nhiên, một số người thỉnh thoảng bị loét trong miệng và mũi cũng có thể gặp phải tình trạng tái lại nhiều lần.

Người mắc lupus thông thường đều sẽ trải qua các triệu chứng khác nhau, hơn nữa tình trạng này còn có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Điểm danh một số triệu chứng khi người bệnh mắc lupus gồm: Mệt mỏi, có thể cực kỳ mệt mỏi, đau đầu, đau ngực. Gặp phải tình trạng đau, sưng khớp, sưng tấy bàn tay hoặc sưng tấy bàn chân. Ngoài ra, người bệnh còn có thể nhạy cảm với ánh sáng cả ánh sáng mặt trời lẫn ánh sáng huỳnh quang.

- Viêm mạch máu

Viêm mạch máu được biết là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm bên trong các mạch máu và tình trạng này còn gây cản trở máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng bất kỳ trong mạch máu.

Các triệu chứng còn phụ thuộc vào vị trí mà mạch máu bị viêm. Tuy nhiên, khi những mạch máu ở mặt bị ảnh hưởng thì viêm mạch còn có thể gây ra các vết loét và hình thành trong mũi hoặc miệng.

Một số biểu hiện cụ thể của người bị viêm mạch máu gồm: Đau cơ, đau khớp, có thể bị sốt, kèm theo đó là mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau đầu.

Bị loét trong cánh mũi là gì? Nguyên nhân và điều trị bằng cách nào? - Ảnh 3.

Tình trạng loét cánh mũi có thể gây tổn thương mũi nếu như người bệnh có thói quen ngoáy hoặc cạy vết thương ở mũi - Ảnh Internet

- Bị loét trong cánh mũi có thể do ung thư

Thực tế cho thấy, ung thư gây bị loét trong cánh mũi là một trường hợp khá hiếm gặp nhưng tuyệt đối không thể chủ quan.

Tình trạng loét bên trong cánh mũi có thể bắt nguồn từ ung thư xoang cạnh mũi và ung thư khoang mũi.

Một số triệu chứng của bệnh ung thư gây bị loét trong cánh mũi như sau:

- Khi người bệnh bị nghẹt mũi kéo dài.

- Hiện tượng chảy nước mũi kéo dài dai dẳng.

- Khi người bệnh bị nhiễm trùng xoang và tái lại hoặc không có thuyên giảm.

- Đau đầu, đau xoang, đau mặt, đau mắt hoặc đau tai.

- Người bệnh bị sưng mặt.

- Xuất hiện tình trạng chảy nước mắt, mất thị lực.

- Răng yếu, có thể đau răng, răng bị ê hoặc thậm chí mất răng.

3. Khi nào người bệnh cần đi khám bác sĩ?

Muốn biết tình trạng bị loét trong cánh mũi có nguy hiểm hay không, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám trực tiếp. Thực hiện soi mũi họng là cách chính xác nhất để xác định được mức độ cũng như dự đoán được nguyên nhân và bác sĩ đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám khi có các dấu hiệu như:

- Tình trạng bệnh, loét mũi kéo dài vài ngày chưa khỏi.

- Ngoài bị loét trong cánh mũi thì còn kèm theo một số triệu chứng, dấu hiệu bất thường về sức khỏe khác.

Quá trình tìm đến bác sĩ thăm khám vô cùng quan trọng, bởi vì sẽ giúp người bệnh có cách điều trị đúng và kịp thời nếu như tình trạng loét mũi không phải thông thường mà là cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm như bệnh lao, lupus hoặc ung thư.

Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không chủ quan trước tình trạng đơn thuần khi bị loét bên trong cánh mũi. Bởi vì đây còn có thể là dấu hiệu giúp bạn cảnh báo tình trạng sức khoẻ đang gặp một vài vấn đề cần quan tâm.

4. Điều trị bị loét trong cánh mũi bằng cách nào?

4.1. Điều trị giảm triệu chứng

Đối với các vết loét ở mũi, thông thường nếu tình trạng loét ở mũi không nghiêm trọng thì có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị tối thiểu.

Trong thời gian điều trị, người bệnh có thể giảm bớt tình trạng đau do bị loét cánh mũi gây ra như:

- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.

- Có thể sử dụng một số các sản phẩm làm dịu như sáp dầu khoáng.

- Tránh bị kích ứng thêm tại vị trí bị viêm loét cánh mũi người bệnh cần tránh ngoáy mũi, tránh chà xát khu vực xung quanh khiến vết thương ở cánh mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cần tránh các khu vực ô nhiễm, khói bụi để bảo vệ cánh mũi đang bị loét. Người bệnh cần đeo khẩu trang, sử dụng nước muối để rửa mũi sau khi ngủ dậy, sau khi đi ra ngoài. Đặc biệt lưu ý, tránh sử dụng tay cạy hoặc móc bên trong cánh mũi đang bị loét.

Bị loét trong cánh mũi là gì? Nguyên nhân và điều trị bằng cách nào? - Ảnh 4.

Nếu tình trạng loét ở mũi không nghiêm trọng thì có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị tối thiểu - Ảnh Internet

4.2. Chú ý khi điều trị bị loét trong cánh mũi

Muốn điều trị tình trạng bị loét trong cánh mũi đúng cách, cần tìm hiểu, tiếp cận phù hợp sau đó tìm ra nguyên nhân gây loét trong cánh mũi.

Đối với trường hợp các vết loét này không xảy ra tình trạng nhiễm trùng và có thể khỏi vài ngày thì không đáng lo ngại. Quan trọng nhất là người bị viêm loét trong cánh mũi cần nhớ không được cào hoặc gãi vào vết loét khi vết loét trong cánh mũi đang lành.

Sau quá trình kiểm tra tình trạng bị loét trong cánh mũi thì bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh.

Trong khi đó, nếu người bệnh mắc bệnh lao gây ra hiện tượng bị loét trong cánh mũi thì vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không kịp thời nhận điều trị. Do đó, bác sĩ sẽ thường chỉ định sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian từ 6 đến 9 tháng.

Nếu tình trạng bị loét trong cánh mũi xảy ra do lupus thì thực tế đây là một bệnh mãn tính và không có thuốc chữa dứt điểm. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh có xu hướng xuất hiện và sẽ biến mất theo thời gian. Hơn nữa, việc điều trị bằng cách sử dựng một số loại thuốc như steroid và thuốc ức chế miễn dịch với mục đích để kiểm soát các triệu chứng cũng được các bác sĩ ưu tiên dùng.

Bị loét bên trong cánh mũi nếu xảy ra do ung thư cạnh mũi hay ung thư khoang mũi thì quá trình điều trị sẽ được bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Việc bị loét trong cánh mũi có thể chỉ là hiện tượng thông thường nếu như người bệnh nhanh chóng khỏi, vết loét nhanh chóng lành. Tuy nhiên, có thể vết loét trong cánh mũi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Vì vậy, nếu bị loét trong cánh mũi người bệnh cần chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân và tìm đến bệnh viện cũng như các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh chuyển biến nguy hiểm.


https://suckhoehangngay.vn/bi-loet-trong-canh-mui-la-gi-nguyen-nhan-va-dieu-tri-nhu-the-nao-20220322115737118.htm
Tác giả: Ngọc Lan