Triệu chứng hay gặp nhất đối với người mắc lao phổi là sốt.
Các dạng sốt thường gặp là: sốt cao, sốt thất thường, đặc biệt, trường hợp sốt nhiều người gặp nhất là sốt nhẹ, có biểu hiện gai lạnh về chiều cùng với gầy, sút cân, bị ra mồ hôi trộm, luôn cảm thấy chán ăn, người mệt mỏi, bị ho, ho khạc đờm hoặc ho ra máu. Theo thống kê thì có đến 60% người bị lao phổi có dấu hiệu ho ra máu.
Các triệu chứng khác thường gặp là: tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi, cảm thấy thức ngực hay khó thở.
Người bệnh lao có sức đề kháng yếu hơn người bình thường rất nhiều. Thêm vào đó, người bệnh lao rất dễ chán ăn dẫn đến giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thậm chí các vi chất.
Năng lượng trong quá trình chuyển hóa cũng bị tiêu hao nhiều hơn, gây ra sụt cân, xanh xao, thiếu chất.
Vì vậy, để điều trị lao mang lại hiệu quả rõ rệt, thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của bệnh nhân, cải thiện dinh dưỡng là một điều vô cùng quan trọng.
Năng lượng nạp vào cơ thể cần tùy thuộc thể trạng của mỗi bệnh nhân lao. Cụ thể:
- Nếu bệnh nhân gầy phải ăn nhiều để đạt được chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 18,5.
- Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không cần có sự thay đổi.
Điều quan trọng nhất cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản gồm: đường, đạm, khoáng chất, vitamin và dầu mỡ.
Bên cạnh đó, để giảm được ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc, nên bổ sung vào khẩu phần của bệnh nhân lao các loại quả chín có vị ngọt.
Vậy bị lao nên ăn gì?
Dưới đây là những loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể bệnh nhân bị lao, trả lời cho câu hỏi: "Bị lao nên ăn gì?" từ phía các chuyên gia về lao phổi cung cấp:
Các loại vitamin này là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ôxy hóa tuy nhiên những người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt các loại vitamin này.
Bổ sung vitamin có nhiều cách: bổ sung dưới dạng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc lựa chọn:
- Quả có màu chín vàng đỏ: cà rốt hay xoài, cam
- Rau xanh, chứa nhiều vitamin A, C;
- Gan gia súc và gia cầm
- Các loại thịt đỏ như cá biển, thịt bò hay thịt lợn nạc... đều có chứa nhiều vitamin D.
Các loại thực phẩm giàu chất sắt (Ảnh: Internet)
Người mắc bệnh lao có nguy cơ thiếu sắt dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy giảm gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, nhiễm khuẩn,..
Vì thế, hỏi bị lao nên ăn gì thì nên ăn các thực phẩm giàu sắt như: họ nhà đậu, thịt đỏ, lòng đỏ của trứng, nấm hương hay mộc nhỉ,..
Các thực phẩm giàu chất kẽm (Ảnh: Internet)
Suy giảm miễn dịch, chán ăn do thiếu hụt kẽm là do tác động của cơ chế thuốc điều trị lao. Vì thế trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như trứng, rau họ đậu, cùi dừa, hải sản như hến, sò, hàu.
4. Vitamin K, B6:
Khả năng tổng hợp vitamin K của bệnh nhân lao rất kém dẫn đến hậu quả cản trở quá trình đông máu. Các vitamin này có thể tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: gan, các loại rau màu xanh đậm.
Vitamin B6 có trong các loại thực phẩm (Ảnh: Internet)
Thời gian dùng thuốc điều trị lao thường phải dùng kéo dài (vài tháng) theo phác đồ chống lao.
Tác dụng phụ của những loại thuốc này là làm suy giảm hệ miễn dịch và nguy cơ bị viêm dây thần kinh ngoại biên.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, vitamin K bao gồm khoai tây, ngũ cốc để nguyên hạt, chuối, đậu, súp lơ hay thịt gia cầm như thịt gà, thịt lợn (nạc).
Lưu ý:
Bệnh nhân lao cần tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, đặc biệt là bia, rượu, thuốc lá. Sử dụng chất kích thích gây giảm tác dụng thuốc, dẫn đến điều tị kéo dài và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân đặt câu hỏi bị lao nên ăn gì, những khoáng chất nào cần bổ sung cho bệnh nhân bị lao. Hy vọng với danh sách trên tình hình sức khỏe của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
BS. Trần Quang Nhật