Tôm bổ dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, photpho, kali… tuy nhiên, tôm không phải là món ăn dành cho tất cả mọi người. Với những nhóm người sau nên kiêng ăn tôm hoặc tốt nhất là dừng ăn hẳn trước khi tình trạng bệnh ổn định.
Khác với chế độ ăn uống thông thường, người bệnh hen suyễn cần có cho mình một chế độ ăn riêng để phòng ngừa dị ứng, lên cơn hen suyễn.
Tôm là một món ăn dinh dưỡng, tuy nhiên bạn đã nghe ở đâu đó rằng những người bị hen suyễn, bị ho cần kiêng tôm, cua và nhiều loại thực phẩm khác. Thực tế, ăn tôm có hại hay không? Người bị hen suyễn có cần kiêng ăn tôm không?
Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng tôm tươi không tốt cho người bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, người hen suyễn dễ bị ảnh hưởng bởi phần càng và vỏ của tôm.
Ngoài ra, tôm đông lạnh và tôm khô còn chứa sulfite gây hại cho người hen suyễn, kích ứng vùng họng và gây co thắt cơ khí quản. Đối với tôm tươi nên bỏ vỏ và phần càng sẽ ít gây hại hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh hen phế quản kèm theo các triệu chứng ho thì nên kiêng ăn tôm bởi vị tanh của tôm có thể khiến bệnh nặng hơn.
Theo các nghiên cứu y khoa, những người bị đau mắt đỏ không nên ăn tôm bởi các chất trong tôm có thể khiến tình trạng đau mắt ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, những loại hải sản có mùi tanh cũng nên kiêng khi bị đau mắt đỏ như mực, cua, cá.... đặc biệt hãy nói không với hải sản đông lạnh bởi chúng có chứa thêm các chất bảo quản ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị ho nên kiêng ăn tôm bởi sẽ khiến các cơn ho trở nên tồi tệ hơn bởi hệ hô hấp của những người bị ho đang gặp vấn đề rất dễ phản ứng với vị tanh của tôm và khiến tình trạng ho kéo dài. Đặc biệt phần vỏ và càng tôm dễ mắc ở cổ họng gây ngứa. Vì thế, tốt nhất bạn nên kiêng ăn tôm và đợi cho cơn ho dứt hẳn để bảo vệ sức khỏe.
Ăn 100gr tôm mang tới cơ thể 152mg cholesterol. Vì thế, những ai máu nhiễm mỡ hoặc có hàm lượng cholesterol cao và các bệnh tim mạch nên hạn chế ăn tôm nếu không muốn cơ thể chứa nhiều cholesterol.
Những người bệnh tuyến giáp nên hạn chế iot, tuy nhiên trong tôm và các loại hải sản lại có một lượng iot cao có thể khiến tình trạng bệnh tuyến giáp, cường giáp ngày càng trở nên trầm trọng. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn tôm nhé.
Các chứng viêm có thể nặng hơn với những người ăn tôm bởi trong tôm có những chất không tốt cho người bị viêm. Vì thế, nếu cơ thể đang mắc triệu chứng viêm hãy kiêng tôm, hải sản và đồ tanh, đồ lạnh để triệu chứng viêm nhanh khỏi nhé.
Những người dị ứng hải sản, dị ứng tôm dễ xuất hiện nốt mẩn đỏ hoặc các nốt sưng đau khi ăn tôm. Vì thế, nếu từng có hiện tượng dị ứng hải sản, dị ứng tôm bạn nên chú ý kiêng ăn tôm hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ.
Trên đây là danh sách 7 đối tượng nên kiêng ăn tôm để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt với những người bị các bệnh nặng như xơ gan nên hạn chế hoặc loại bỏ thực phẩm này. Để biết chắc chắn, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng.