Hiện nay các bệnh về tim mạch đang là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Điều đáng nói, mặc dù chất lượng cuộc sống tăng lên nhưng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch thì không hề có dấu hiệu suy giảm mà có có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh các nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, mới đây, các chuyên gia của Đan Mạch đã chỉ ra thêm một nguyên nhân khác có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch đó chính là sống lẻ bóng, cuộc sống cô đơn. Vậy thực hư điều đó là như thế nào?
Sự cô đơn có làm tăng nguy cơ chết vì bệnh tim lên gấp đôi? (Nguồn: internet).
Bệnh tim mạch là bệnh liên quan tới sự hoạt động quá sức của tim và khiến tim bị suy yếu khả năng làm việc. Bệnh này còn làm gián đoạn hoặc ngăn cản quá trình cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó dẫn tới các cơ quan bị ngưng trệ hoạt động hoặc phá hủy từng bộ phận của cơ thể dẫn tới tử vong.
Các bệnh tim mạch thường gặp gồm huyết áp cao, suy tim, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, ngồi máu cơ tim, đột quỵ,.... Trong đó, đột quỵ và nhồi máu cơ tim là 2 căn bệnh gây tử vong cao nhất.
Về nguyên nhân, có nhiều yếu tố có khả năng làm xuất hiện và làm phát triển các bệnh lý về tim mạch, trong đó phải kể tới các nguyên nhân cơ bản như:
- Hút thuốc lá thường xuyên.
- Ít hoạt động thể dục thể thao.
- Thừa cân, béo phì.
- Bị căng thẳng hoặc trầm cảm kéo dài.
- Tăng cholesterol trong máu.
- Tăng huyết áp.
- Bị đái tháo đường.
- Các yếu tố di truyền giữa các thành viên trong gia đình.
- Độ tuổi....
Theo một báo cáo được trình bày tại EuroHeart 2018 - hội nghị thường niên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu đã chỉ ra nguy cơ bệnh tim tăng rõ rệt ở những người cô đơn. Nghiên cứu này được thực hiện trên 13.463 bệnh nhân khám tại 5 trung tâm tim mạch lớn của Đan Mạch.
Theo đó, những người sống một mình có nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan tới tim mạch như: thiếu máu cơ tim cục bộ, rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh van tim… Đặc biệt, những người này có nguy cơ tử vong sớm vì các biến chứng nặng của bệnh tim gấp đôi những người sống cùng gia đình. Nguy cơ này tăng gấp đôi ở nữ giới và gần gấp đôi ở nam giới.
Những người sống một mình có khả năng bị lo âu, trầm cảm cao gấp 3 lần (Nguồn: interenet).
Ngoài ra, người cô đơn có khả năng bị phát triển các triệu chứng lo âu và trầm cảm, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các bênh về tim mạch, cao gấp 3 lần so với những người sống cùng gia đình.
Tuy nhiên, không phải ai sống một mình cũng gặp phải nguy cơ bệnh tim nghiêm trọng. Bạn hoàn toàn có thể vui vẻ sống cuộc đời "ế", nếu biết cách giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình. Vấn đề chủ yếu ở chỗ bạn có cảm thấy cô đơn và cần người để tâm sự, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống hay không?
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 2 câu hỏi để các bệnh nhân trả lời gồm "Khi bạn cô đơn, bạn có ai đó để nói chuyện hay không?" và "Có khi nào bản phải chịu đựng sự cô đơn dù rất muốn có người ở bên cạnh?" nhằm đánh giá cảm giác thiếu người chia sẻ, thiếu kết nối xã hội của người đó.
Vì vậy, theo các nhà khoa học, mọi người đều phải tự "phòng tránh" mình khỏi những tác hại của sự cô đơn. Nếu bạn đang sống một mình, không sao cả, hãy thường xuyên gặp gỡ bạn bè, lên kế hoạch cho các cuộc đi chơi cũng bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp để không khiến bản thân cảm thấy lẻ loi. Ngoài ra, hãy thường xuyên tập thể dục, cởi mở với người xung quanh và đừng tự cô lập mình khỏi xã hội và tránh so sánh mình với người khác.
Nghiên cứu trên cũng phù hợp với một số nghiên cứu về lợi ích của hôn nhân đã từng được công bố trước đây. Chẳng hạn như nghiên cứu của University College London được công bố vào năm 2017 cho thấy đời sống lứa đôi có khả năng làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già tới 42%.