Đột quỵ có chữa được không? Các nguy cơ gia tăng khả năng bị đột quỵ là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trước khi tìm hiểu đột quỵ có chữa được không, chúng ta cần tìm hiểu nó là bệnh như thế nào?
Đột quỵ là hiện tượng mà khi máu được đưa lên não bị dừng đột ngột vì lý do nào đó. Điều này rất nguy hiểm, việc máu không thể tới được đồng nghĩa với việc não sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng và oxy, vùng não bị thiếu oxy và dưỡng chất sẽ ngừng làm việc.
Tình trạng đột quỵ có thể xảy ra trong thời gian rất ngắn hoặc cũng có thể kéo dài đến vài giờ, rất nguy hiểm đến tính mạng. Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm duy trì và ổn định hoạt động của mọi cơ quan khác. Một khi não dừng hoạt động, các tế bào não bị chết thì chắc chắn cơ thể người cũng sẽ bị ảnh hưởng và không thể nào tiếp tục làm việc như bình thường.
Đột quỵ có thể có các dạng sau:
- Đột quỵ do mạch máu bị nghẽn, tắc gây ra thiếu máu não
- Do mạch máu bị vỡ gây nên chảy máu não ở nội sọ, khoang dưới nhện hay não thất, còn gọi là xuất huyết não.
Vậy, đột quỵ có chữa được không?
Đáp án của câu hỏi "bị đột quỵ có chữa được hay không?" còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phát hiện và điều trị sớm hay muộn, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Trường hợp được phát hiện, điều trị sớm và tình trạng bệnh nhẹ thì khả năng hồi phục hoàn toàn cao. Nếu quá muộn hoặc tình trạng bệnh nặng thì khả năng điều trị dứt điểm là không cao.
Bên cạnh đó, đột quỵ có chữa được không còn cần có sự nỗ lực của người bệnh như rèn luyện vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý, điều trị theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Các kiến thức về căn bệnh này cũng rất cần thiết trong việc trả lời câu hỏi bị đột quỵ có chữa được không. Các phương pháp điều trị đột quỵ hiệu quả bao gồm:
- Có một chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn, phải cho bệnh nhân ăn, uống phù hợp với tình trạng của người bệnh.
- Cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ tăng khả năng bị tai biến mạch máu não.
- Kiểm soát lượng đường, huyết áp, cân nặng.
- Không ngừng rèn luyện thể lực nhẹ nhàng đều đăn nửa tiếng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe;
- Không thức khuya, làm việc quá khuya, học tập quá căng thẳng mà cần nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ tinh thần tốt, đặc biệt không nên chơi game nhiều giờ liên tục
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ và theo hướng dẫn về uống thuốc điều trị của bác sĩ.
Ngoài vấn đề "bệnh đột quỵ có chữa được không", cần quan tâm đặc biệt tới những nguy cơ gia tăng khả năng bị đột quỵ như:
- Các bệnh về tim mạch và não bộ, chứng bệnh về máu như rối loạn mỡ máu, bệnh béo phì, thừa cân, các bệnh đái tháo đường.
- Sử dụng nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá hoặc uống nhiều café, sử dụng các chất kích thích khác. Người không hút thuốc lá nhưng hít phải quá nhiều khói thuốc cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
- Căng thẳng mệt mỏi, làm việc quá độ, thức quá khuya, áp lực học hành hoặc thức nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi.
Tuy rằng đáp án của câu hỏi bị đột quỵ có chữa được không là có, tuy nhiên nó vẫn để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
- Tử vong, đặc biệt là tử vong do vỡ mạch máu não.
- Các di chứng: liệt như liệt nửa người, mất khả năng nói hoặc nói khó, liệt mặt gây méo miệng không nói được, suy giảm thị lực, trí nhớ kém, độ minh mẫn giảm, các vấn đề về thần kinh và vận động khác.
- Trường hợp tái phát xảy ra nhiều và nếu nguyên do gây bệnh càng nghiêm trọng thì càng dễ tái phát. Hầu hết họ sẽ ngày càng yếu, ảnh hưởng mạnh đến tinh thần người bệnh.