Khi nhận được vaccine Covid-19 và thực hiện tiêm chủng để phòng ngừa dịch bệnh. Đối với những người có tiền sử dị ứng có thể gặp nhiều lo lắng, băn khoăn trong khi tiêm, trong đó có người bị dị ứng nổi mề đay khi tham gia vào tiêm chủng vắc xin Covid-19 cần biết điều gì?
Nổi mề đay được biết là tình trạng da bị dị ứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chính khiến mọi người bị nổi mề đay là do mao mạch ở dưới da cọ sát và phản ứng lại với nhau. Hiện tượng dị ứng nổi mề đay sẽ gây ra ngứa, nổi mẩn.
Các số liệu thống kê cho biết rằng cứ 100 người thì có tới 10 đến 15 người bị dị ứng mề đay từ các mức độ nhẹ đến nặng. Do đó, người bị dị ứng mề đay vô cùng quan tâm đến vấn đề tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian này.
Thực tế, tại hướng dẫn tạm thời về khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 của Bộ Y tế đã đưa ra quy định về quá trình tiêm phòng vaccine Covid-19 đối với 4 đối tượng cần thận trọng trong quá trình tiêm chủng, trong đó có người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên như bị mề đay.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết rằng không phải mọi trường hợp có tiền sử dị ứng đều sẽ chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19.
Vì vậy, việc người bị dị ứng nổi mề đay có tiêm vắc xin Covid-19 được không còn tùy thuộc vào tình trạng dị ứng, mức độ dị ứng.
Ngoài ra, quyết định có tiêm vaccine Covid-19 cho người dị ứng mề đay hay không còn phụ thuộc vào kết quả test dị ứng và phụ thuộc vào quá trình thăm khám của bác sĩ khám sàng lọc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Đọc thêm: Người bị bệnh dị ứng có tiêm vaccine mRNA COVID-19 được không?
Vaccine Covid-19 còn biết là một loại thuốc, tương tự như bất kỳ các loại thuốc hay vaccine nào khác, sau khi tiêm còn có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm. Vì vậy, một vài phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 xảy ra hoàn toàn bình thường.
Trong các nghiên cứu lâm sàng thì hầu hết các trường hợp gặp tác dụng phụ sau tiêm của vaccine Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và sẽ hết sau vài ngày hoặc kéo dài khoảng 1 tuần rồi hết.
Các tác dụng phụ sau tiêm vaccine này xảy ra khi vaccine đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây còn là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch để có thể nhận diện mục tiêu cũng như tiêu diệt virus SARS-CoV-2 nếu như virus tấn công.
Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng cơ thể mà các phản ứng sẽ xảy ra khác nhau. Lưu ý rằng, đối với người có tiền sử mắc dị ứng hoặc bị dị ứng nổi mề đay thì việc tiêm vaccine còn có thể gặp phải dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh dị ứng.
Vì vậy, tư vấn và khám sàng lọc kỹ cũng như khai báo chính xác tiền sử bệnh lý trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19 là điều cần thiết.
- Khi có phản ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược được liệt kê có trong vaccine Covid-19.
- Không tiêm vaccine Covid-19 cho đối tượng người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn. Đối với các trường hợp, nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng của bản thân, cần trao đổi cụ thể, chi tiết với bác sĩ để nhận tư vấn.
- Không tiêm vắc xin cho người bị suy giảm miễn dịch hoặc người đang sử dụng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch như: corticosteroid liều cao hay thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc chống ung thư.
- Không tiêm vaccine đối với người đang bị nhiễm trùng hoặc bị sốt 37,5 độ trở lên.
- Không tiêm đối với người gặp các vấn đề về xuất huyết, chảy máu hoặc bầm tím hay đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Đọc thêm:
Những thông tin cần biết về vaccine Pfizer-BioNtech trong phòng COVID-19
Quan trọng hơn cả trong quá trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 là trách nhiệm của mỗi người trước sức khoẻ của mình. Cần khai báo một cách đầy đủ, chính xác về tất cả những vấn đề có liên quan đến dị ứng mà bản thân đã từng gặp phải để bác sĩ khám sàng lọc đánh giá và đưa ra quyết định có nên tiêm vaccine Covid-19 hay không.
TS.BS.Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cũng cho biết với các hướng dẫn khám sàng lọc trước khi thực hiện tiêm chủng của Bộ y tế cần lưu ý:
- Những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng là phản vệ từ độ 2 trở lên do mọi nguyên nhân đều không được tiêm vaccine Covid-19.
- Trong khi đó, đối với những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc bị dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc hay thức ăn đều có thể được chỉ định để tiêm vaccine phòng Covid-19 như người không có tiền sử dị ứng.
- Những đối tượng có thể được tiêm vaccine Covid-19 nhưng cần cẩn trọng gồm: người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn cảm với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid hay đối với những người có tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.
Đồng thời, TS.BS.Nguyễn Hữu Trường cũng cho biết thêm, phản vệ sau tiêm phòng vaccine là dạng tai biến mà không thể dự báo trước. Tuy nhiên, các khuyến cáo cũng cho biết rằng những người bị dị ứng cần cẩn trọng và khám chuyên khoa dị ứng để có thể đánh giá được nguy cơ trước khi tiêm vaccine Covid-19.
Những điều cần biết trước khi tiêm vaccine Covid19, tìm hiểu thêm tại Đây!
Sau khi tiêm bị dị ứng hay còn biết đến là sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 mũi đầu tiên, CDC đưa ra khuyến cáo rằng không nên thực hiện tiêm tiếp mũi thứ 2 của vaccine.
Đồng thời, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cũng đưa ra các khuyến nghị về chuẩn bị cho khả năng xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi thực hiện tiêm phòng Covid-19 như sau:
- Tất cả những người được chủng ngừa COVID-19 phải được theo dõi tại chỗ. Những người đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc đã có bất kỳ loại phản ứng dị ứng tức thời nào với vắc-xin hoặc liệu pháp tiêm cần được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm vắc-xin. Tất cả những người khác phải được theo dõi ít nhất 15 phút sau khi chủng ngừa.
- Các nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng phải có nhân sự, thuốc và thiết bị thích hợp như epinephrine, thuốc kháng histamine, máy đo huyết áp và thiết bị đo thời gian để kiểm tra mạch tại tất cả các điểm cung cấp dịch vụ tiêm chủng COVID-19.
- Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi chủng ngừa COVID-19, các nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng có thể nhanh chóng cung cấp dịch vụ chăm sóc và gọi cho các dịch vụ y tế khẩn cấp. Bạn nên tiếp tục được theo dõi tại cơ sở y tế trong ít nhất vài giờ.
PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết rằng sau khi tiêm vaccine Covid-19 nếu xuất hiện tình trạng dị ứng, điều quan trọng nhất là xử trí và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cũng cho biết rằng dị ứng sau khi tiêm vaccine là điều không mong muốn. Do đó, quan trọng hơn cả là xử lý để đảm bảo an toàn sau khi tiêm.
Việc khi tham gia tiêm chủng, thành thật khai báo sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid-19 sẽ giúp các bác sĩ loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/specific-groups/allergies.html
2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/allergic-reaction.html
3. https://health.clevelandclinic.org/should-you-get-the-covid-19-vaccine-if-you-have-allergies/