Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị đau nhức như: răng bị va đập mạnh, sâu răng, nứt vỡ răng, viêm tủy răng, một điều thường thấy ở tuổi trưởng thành nữa là do cơ thể bắt đầu mọc răng mọc răng khôn (thường là sau 20 tuổi trở đi).
Tuy nhiên, dù bạn bị đau răng với bất kì lý do nào, thì việc chú ý xem đau răng kiêng ăn gì thực sự rất quan trọng vào lúc này.
Dưới đây là những loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi: Đau răng không nên ăn gì? Nếu hạn chế hoặc hoàn toàn không đụng đến những món này trong thời gian bị đau răng, những chiếc răng đau của bạn sẽ sớm được hồi phục.
Những món ăn có nhiều đường và tinh bột gây ra những mảng bám lì lợm trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển làm nướu bị sưng đỏ, hơn nữa chúng còn xâm nhập vào vùng đau răng có sẵn, khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Người bị đau răng cần kiêng các loại bánh, kẹo ngọt, nhất là những loại kẹo.
Trong kẹo cứng thường có đường sucrose: đây là loại đường mà dễ sinh sôi ra các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Khi chúng sản sinh ra không ngừng và tích tụ đến một số lượng vô cùng lớn, sẽ xuất hiện axit lactic. Axit lactic làm mòn men răng, khiến răng đau nhức.
Ngoài ra, đối với những em bé vẫn còn răng sữa, hoặc người già răng yếu, việc nhai kẹo cứng còn dễ làm cho răng bị mẻ.
Đọc thêm bài viết:
- Triệu chứng đau răng: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
- 10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm
Không như kẹo cứng, kẹo dẻo lại phá hủy răng theo cách khác. Vì đặc tính dai nên chúng rất dễ mắc vào kẽ răng, làm tình trạng đau răng trở nên tồi tệ hơn.
Nói chung, khi bị đau răng nên kiêng các món ăn mà thành phần của chúng có nhiều chất bột, đường. Nếu quá thèm những món này, bạn hãy sử dụng loại thực phẩm thay thế ít hại hơn.
Vì dụ: bạn đang đau răng mà thèm đồ ngọt đến mức không thể kiềm chế được, thì hãy thay kẹo bằng việc uống nước đường, dù sao thì hàm răng sau đó cũng dễ dàng vệ sinh sạch sẽ hơn khi những chiếc răng đau lại còn bị nhét đầy kẹo dẻo vào các kẽ răng.
Khi đau răng, nếu ăn những món có vị cay, nóng như: các món có nhiều tương, ớt, hạt tiêu... sẽ ảnh hưởng đến vết thương đang bị sưng lên trong miệng bạn.
Tính cay nóng của các thực phẩm này sẽ gây ra các kích ứng tức thì, làm cho phần nướu răng sưng đau càng bị tổn thương nhiều hơn, cảm giác bỏng rát, khó chịu là không thể tránh khỏi.
Kem không chỉ lạnh gây nhạy cảm cho răng, mà trong thành phần của kem còn có hàm lượng đường rất lớn trong đó.
Khi kết hợp đường và nhiệt độ quá lạnh từ những những que kem, viên kem... để tác động lên những chiếc răng đang đau sẵn thì đúng là một điều tồi tệ. Khi ấy, răng bị đau sẽ càng thêm nhạy cảm, dễ bị đau hơn, yếu đi hơn. Lí do là những chiếc răng nhạy cảm dễ bị mất lớp bảo vệ vi khuẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tấn công răng.
Tóm lại, đối với những ai hay bị các vấn đề liên quan tới răng miệng thì kem là thực phẩm không nên ăn để tránh tình trạng đau kéo dài dai dẳng.
Những loại trái cây có vị chua ảnh hưởng tới những chiếc răng đau. Vậy đau răng kiêng ăn gì tiếp theo đây? Cam, chanh, dứa (thơm, khóm), bưởi, táo, cà chua... chính là câu trả lời.
Các loại quả vừa nêu trên đều có vị chua, có hàm lượng axit cao bào mòn men răng, làm răng nhạy cảm. Axit làm cho vùng nướu bị thương càng bị lở loét, gây cảm giác bỏng rát. Khu vực răng bị đau dễ lan sang vùng lân cận.
Cũng như những loại quả trên, táo cũng có tính axit. Tuy tính axit trong quả táo khá nhẹ, nhưng trái cây này lại có nhiều đường hơn. Như đã phân tích, thì đường lại vô cùng thu hút vi khuẩn, làm thay đổi nồng độ pH tại khoang miệng. Do đó, khi bị đau răng, bạn nên tránh ăn táo.
Nhức răng kiêng ăn gì? Quả cà chua cũng nằm trong danh sách những người bị đau nhức răng không nên ăn.
Trong cà chua chứa nhiều vitamin C, mà vitamin C lại có tính kháng viêm hiệu quả, tuy nhiên cùng với lượng vitamin rất tốt này thì cà chua cũng lại chứa một lượng axit khá lớn gây hại cho răng. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ cà chua vào cơ thể khi bị đau răng sẽ cho làm tình trạng đau đớn, khóc chịu càng trở nên xấu đi. Cả cà chua nấu chín và ăn sống đều không nên sử dụng khi đang bị đau nhức răng lợi.
Lưu ý: Nếu đã kiêng ăn những loại hoa quả này thì cần kiêng uống cả nước ép của chúng, vì đều ảnh hưởng xấu đến răng đau tương tự nhau.
Cà phê dù nóng hay lạnh, dù ngọt hay đắng đều sẽ khiến bạn phải khóc thét với những chiếc răng đã đau lại càng đau hơn.
Có nhiều lời khuyên hãy cho sữa vào cà phê nếu bạn quá thèm khi bị đau răng, Thế nhưng việc này cũng không nên áp dụng thường xuyên vì dù có thay sữa cho đường cát, thì sữa vẫn một lượng đường nhất định, gây hại cho men răng.
Sữa cũng có thể giảm bớt độ nóng, tính axit của cà phê, giảm cơ hội để cà phê gây thêm tổn thương lên răng của bạn. Tuy nhiên những chiếc răng đau sẽ sớm được hồi phục hơn khi bạn hoàn toàn không đụng đến loại thức uống này, thay vì sử dụng cà phê pha với sữa.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước uống có gas hàm lượng đường và axit rất cao; việc uống nước có gas khi đang đau răng, chính là bạn đang muốn hủy hoại triệt để hàm răng của mình.
Thịt gà là món ăn thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, nhìn chung là lành tính.
Trong thịt gà có hàm lượng lớn protein - nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào. Loại gia cầm này chứa ít chất béo, chưa kể trong lượng chất béo đó lại chứa hàm lượng omega 3 cao, rất tốt cho sức khỏe.
Vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phốt-pho, sắt, beta-carotene, lycopene, retinol, alpha... đều có trong thịt gà; vì thế mà thực phẩm này được đánh giá là món ăn bổ dưỡng, rất tốt đối với sức khỏe.
Đau răng có nên ăn thịt gà không? là câu hỏi mà mọi người khi bị đau răng quan tâm. Bởi vì, dù thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng là thế nhưng lại có nhiều quan điểm đưa ra rằng thịt gà sẽ khiến tình trạng sưng đau càng trở nên trầm trọng.
Thực tế, thịt gà là loại thực phẩm gây sưng, tạo sẹo lồi đối với những người vừa phẫu thuật xong.
Vậy đau răng có nên ăn thịt gà không thì câu trả lời là Không. Ở người bị đau răng, thịt gà càng là món cần phải tránh. Khoa học đã chứng mình trong thịt gà không hề có chứa bất cứ thành phần nào gây đau răng. Thế nhưng, thịt gà có đặc tính dai và cấu trúc sợi.
Những sợi thịt gà siêu nhỏ, mảnh như tơ sẽ dễ dàng len lỏi vào từng kẽ răng, khi không được lấy ra hết sau quá trình súc miệng, đánh răng... vi khuẩn tại đó sẽ phân hủy chúng và gây ra mùi khó chịu (hôi miệng). Ổ vi khuẩn càng lúc càng lớn mạnh có thể gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm tại vùng nướu đang bị tổn thương, làm bạn càng đau nhức thêm nữa.
Vậy là bài viết đã giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc về việc đau răng ăn kiêng gì để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh. Thực tế, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nói chung, và tình trạng răng miệng nói riêng, vì vậy việc kiêng khem các những loại thực phẩm kể trên khi bị đau răng là điều cần thiết để không làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.