Bị đau mắt đỏ phải làm gì?

Bị đau mắt đỏ phải làm gì?
Đau mắt đỏ thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

Hiện nay, các tỉnh ở vùng phía Bắc đang chịu cảnh lụt lội do chịu ảnh hưởng từ bão Kai-tak. Từ đó mọi người có thể phải tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn. 

Điều này vô tình đã trở thành mầm mống lý tưởng cho căn bệnh đau mắt đỏ bùng phát đấy các ấy ạ! Để chặn đứng điều này các ấy cần phải ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng sau nhá!


1. Nhận biết chính xác dấu hiệu bệnh


Khi bị đau mắt đỏ, các ấy thường có triệu chứng:

- Đỏ một hoặc cả hai mắt.
 
- Ngứa một hoặc cả hai mắt.

- Cảm giác có sạn ở trong mắt.

- Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.

Bệnh sẽ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng gỉ mắt. Đau mắt đỏ thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

Ảnh 2.

>>> Có thể bạn quan tâm:  Bị lẹo mắt kiêng ăn gì?

2. Xử lý thật chuẩn khi mắc bệnh

- Dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo

Nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo (tear natural) sẽ rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu.

Các sản phẩm trên không có chất kháng sinh, cũng không có chất diệt virus nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Ngược lại, các loại thuốc có tính năng bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic thì chúng mình không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.

- Không xông, đắp lá

Các phương pháp như xông lá trầu không, lá dâu, lá tre... tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau khỏi, chưa kể một số bệnh nhân xông lá có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống kháng sinh, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm vì sẽ làm bệnh nặng hơn.

Tuy một vài bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho... nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của virus vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết. Do vậy không cần phải dùng kháng sinh.

- Dùng các thuốc nhỏ mắt có cortizol

Các loại thuốc này có công dụng giảm viêm, dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc khởi phát sẽ giúp bạn dần khỏi bệnh. Một vài trường hợp cá biệt, bệnh sẽ nặng lên do chẩn đoán nhầm hay kháng sinh không đủ hiệu lực che chở nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt bạn nhé!

Ảnh 4.

3. Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh


Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:

- Không dụi mắt bằng tay.

- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.

- Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.

- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.

- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.

- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.

- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.


Tác giả: Top of Form