Bị dạ dày cần có chế độ ăn uống như thế nào?

Bị dạ dày cần có chế độ ăn uống như thế nào?
Bị dạ dày có nguyên nhân từ chế độ ăn uống, do vậy việc ăn uống đối với người bị dạ dày này cũng quan trọng như việc điều trị bệnh của bác sĩ

Bệnh dạ dày trước đây được gọi là bệnh nan y do có những biến chứng hơn nữa lại hay tái phát. Tuy nhiên ngày nay người bị dạ dày đã có phương pháp điều trị hiệu quả nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại.

Điều tất nhiên rằng, điều trị dạ dày muốn dứt điểm thì cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời có một chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ quá trình chữa trị được an toàn hơn.

Đầy hơi, đau bụng, ợ hơi, trào ngược axit, đầy bụng, tiêu chảy... là những triệu chứng khi dạ dày gặp vấn đề bất thường.

Trong trường hợp bạn có những triệu chứng khó tiêu, đau bụng, thì nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và cố gắng ăn ít nhất có thể những thực phẩm sau đây. Nếu bạn không "kiềm chế" được, những thực phẩm này có nguy cơ tấn công mạnh vào sức khỏe dạ dày của bạn. 

Dưới đây là những quy tắc ăn uống cho bệnh nhân bị dạ dày. 

Ảnh 2.

Bệnh dạ dày trước đây được gọi là bệnh nan y do có những biến chứng hơn nữa lại hay tái phát. (Ảnh: Internet)

1. Ăn uống điều độ, đúng giờ, đủ lượng

Theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân bị dạ dày cần phải ăn uống điều độ và đúng giờ. Chế độ ăn cần có định lượng cụ thể, từ đó cơ thể sẽ hình thành được phản xạ có điều kiện giúp cho hệ tiêu hóa và bài tiết hoạt động trơn chu.

Người bị dạ dày cần thiết phải ăn đầy đủ 3 bữa một ngày và ăn vào đúng giờ, kể cả đói hay không đói. Nhỡ kỹ, không bao giờ được để dạ dày trống hoặc ăn quá no làm cho dạ dày tiết axit gây tổn thương cho niêm mạc dẫn đến các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, loét dạ dày,...

2. Giảm bớt gánh nặng cho dạ dày bằng việc ăn chậm và nhai kĩ

Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn nếu như bạn nhai kỹ. Việc tiết nước bọt nhiều khi ăn sẽ giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày.

3. Ăn ít đồ ăn ngâm muối

Trong các thực phẩm như cà muối, dưa, cá khô, mắm, ... có chứa rất nhiều muối sẽ gây vất cả cho dạ dày hơn khi phải xử lý kỹ. Mặt khác, các thực phẩm này còn có chứa một vài chất gây ung thư (chẳng hạn nhưu với dưa muối chua  thì có chứa nitric gây ra bệnh ung thư) nên bạn càng không nên ăn.

Ảnh 3.

Người bị dạ dày nên hạn chế ăn cay nóng, đồ ngâm muối (Ảnh: Internet)

4. Ăn ít đồ dầu mỡ, chiên rán

Do các loại đồ ăn như chiên rán, dầu mỡ đều khiến dạ dày không hề dễ tiêu hóa vì thế có thể làm tăng thêm gánh nặng gây ra cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều các loại thực phẩm này có thể khiến máu nhiễm mỡ, không hề tốt cho sức khỏe.

5. Hạn chế ăn đồ sống, đồ lạnh

Thực phẩm sống (gỏi,...) và lạnh gây ra sự kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, và nhất là đối với niêm mạc dạ dày nên dễ gây ra viêm dạ dày hoặc tiêu chảy.

6. Giữ ấm vùng bụng

Vùng bụng nếu để bị lạnh sẽ khiến cho chức năng của dạ dày kém đi. Vì thế mà người bị dạ dày càng cần phải chú ý hơn nữa để giữ ấm cho cơ thể nhất là đối với vùng bụng.

Ảnh 4.

Người bị dạ dày không nên ăn đồ sống vì có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc hoặc gây ngộ độc (Ảnh: Internet)

7. Uống nước đúng cách

Thời điểm nên uống nước nhất là vào lúc ngủ dậy buổi sáng sớm và khoảng một giờ trước khi ăn. Nếu như uống nước ngay sau khi ăn xong dịch vị dạ dày sẽ bị làm loãng và từ đó càng dễ gây ra hội chứng đau dạ dày.

Hoặc như uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

8. Tránh các chất kích thích

Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu... để bảo vệ dạ dày.

Tác giả: Thanh Hoa