Bị cứng khớp ngón tay có thể xảy ra vào mọi thời điểm trong ngày, trong trường hợp nghiêm trọng, cứng khớp ngón tay có thể ảnh hưởng tới nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vậy cứng khớp ngón tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu nào cho thấy cứng khớp ngón tay cần thăm khám bác sĩ?
Theo Healthline, có một số nguyên nhân cho thấy cứng khớp ngón tay là bệnh gì mà bạn có thể tham khảo như sau. Lưu ý, các thông tin này không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ tại bệnh viện.
- Bị cứng khớp ngón tay do viêm khớp: Ngón tay bị cứng có thể do viêm khớp bởi viêm khớp ngón tay. Triệu chứng viêm khớp phổ biến bao gồm cứng khớp, đau khớp và sưng tấy, nóng rát ở khớp bị viêm.
Đọc thêm:
Xương khớp kêu lục cục là bệnh gì? Có phải dấu hiệu thiếu canxi không?
Buổi sáng ngủ dậy bị sưng tay do đâu? Có phải bệnh khớp không?
Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể ảnh hưởng tới khớp bàn tay, trong đó có khớp ngón tay như:
+ Thoái hóa khớp: Xảy ra do hao mòn sụn khớp liên quan tới lão hoá, chấn thương do sử dụng quá mức hoặc chấn thương khác. Các khớp ngón tay dễ bị thoái hóa nhất thường là khớp nối cổ tay và ngón cái (khớp cổ bàn tay), khớp gần nhất với đầu ngón tay còn gọi là khớp liên đốt xa, khớp gian đốt ngón tay (khớp giữa ngón tay).
+ Viêm khớp dạng thấp: Đây là một tình trạng tự miễn của cơ thể khiến các tế bào miễn dịch tự tấn công vào các mô khớp. Theo đó, viêm khớp dạng thấp bắt đầu ở các khớp nhỏ của cơ thể, chẳng hạn như khớp ở ngón tay dẫn tới cứng khớp ngón tay và đau nhức. Trong đó, khớp ngón tay bị cứng vào buổi sáng đặc biệt phổ biến, tình trạng này kéo dài khoảng 30 phút hoặc lâu hơn.
+ Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp vảy nến xảy ra do bệnh vẩy nến biến chứng gây đau khớp và sưng khớp cùng tình trạng da bong tróc, viêm nhiễm. Trong đó, các khớp ngón tay và ngón chân dễ bị ảnh hưởng hơn.
- Hội chứng ngón tay bật: Hội chứng ngón tay bật hay còn gọi là viêm bao gân gấp ngón tay hay hội chứng cò súng xảy ra khi gân ở ngón tay bị viêm dẫn tới chít hẹp bao gân, khiến ngón tay có cảm giác bị "kẹt" dễ dàng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Trong đó ngón cái và ngón áp út dễ bị ảnh hưởng nhất.
Ngoài bị cứng khớp ngón tay thì biểu hiện viêm bao gân gấp ngón tay còn có thể gồm đau đớn khó chịu ở gốc ngón tay có gân bị viêm, sưng khớp liên quan tới viêm bao hoạt dịch ngón tay, ngón tay bị kẹt cứng và có thể phải dùng tay khác để đẩy ngón tay thẳng lên như bình thường. Chính vì vậy mà ngón tay bị viêm bao gân gấp hay bị mất cảm giác về lâu dài.
- Chấn thương: Chấn thương ngón tay cũng có thể là nguyên nhân bị cứng khớp ngón tay là bệnh gì. Điều này xảy ra do viêm, sẹo, tổn thương dây chằng và gân ngón tay, trật khớp tay, căng cơ ngón tay do các sự kiện như ngã, va đập hoặc chấn thương thể thao ở bàn tay và ngón tay.
Tuỳ từng mức độ chấn thương mà tình trạng cứng khớp ngón tay có thể khác nhau, có thể kèm theo đau đớn dữ dội, bầm tím, nóng sưng đỏ tại khớp ngón tay bị tổn thương tác động.
- Bệnh co thắt Dupuytren: Đây là bệnh lý chưa rõ nguyên nhân, có ảnh hưởng tới mô liên kết bao quanh xương ở bàn tay bị co rút theo chiều dọc, chủ yếu ở ngón tay áp út và ngón út. Tình trạng cứng khớp ngón tay do bệnh co thắt Dupuytren phổ biến hơn vào buổi sáng.
Ngoài triệu chứng này, người bệnh có thể bị thay đổi về phạm chi chuyển động của bàn tay cũng như sức mạnh cầm nắm; sự xuất hiện của các nốt sần hoặc cục u không di động ở lòng bàn tay, kích thước từ 0,5 cm - 1,5 cm mà không gây đau đớn cũng như hiếm khi gây ngứa; da tay bệnh nhân dường như nhăn nheo hơn, nhúm lại như lúm đồng tiền; khi quan sát có thể thấy các dây xơ nổi gồ lên hẳn kéo dài từ lòng bàn tay tới ngón tay của bạn.
- Hội chứng ống cổ tay: Một nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay là bệnh gì khác chính là hội chứng ống cổ tay. Trong đó, người mắc hội chứng ống cổ tay thường xuyên bị tê hoặc có cảm giác ngứa ran ở các ngón tay, nhất là ngón tay cái, ngón trỏ và ngón tay giữa.
- Cứng khớp ngón tay khi mang thai: Có liên quan tới hội chứng ống cổ tay ở bà bầu, là một bệnh thần kinh ngoại biên do phù nề trong quá trình mang thai khiến các dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép dẫn tới đau khớp ngón tay, cứng khớp ngón tay hay cảm giác tê ran.
Dựa vào nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay là bệnh gì mà các điều trị cứng khớp ngón tay sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, hầu hết các nguyên nhân này đều có thể được cải thiện thông qua việc uống thuốc chống viêm đường uống như ibuprofen, naproxen,... hoặc các thuốc bôi giảm viêm sưng.
Để giảm tình trạng bị cứng khớp ngón tay tại nhà, bạn có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cho ngón tay. Các bài tập này cũng có tác dụng ngăn ngừa tái phát cơn cứng khớp, chẳng hạn như: Thực hành nắm tay nhẹ nhàng khi xòe rộng các ngón tay hết cỡ, bài tập gập ngón tay, chạm ngón cái vào gốc ngón út,... hay sử dụng các dụng cụ tập ngón tay chuyên nghiệp.
Minh họa các bài tập cho ngón tay bị cứng khớp (Ảnh: Healthline)
Nếu ngón tay bị cứng, bạn cần thăm khám bác sĩ nếu kèm theo các dấu hiệu như đau đớn dai dẳng kèm theo sưng tấy ngón tay; chuyển động của cổ tay hoặc ngón tay bị giảm; triệu chứng cứng khớp ngón tay không cải thiện khi áp dụng các cách giảm cứng khớp tại nhà nhất là khi cứng khớp ngón tay ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thực hiện những hoạt động hàng ngày.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và giúp chẩn đoán nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay là bệnh gì thông qua thăm khám trực tiếp hoặc các chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp MRI khớp,....
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay là bệnh gì, điều quan trọng là cần chú ý tới các triệu chứng kèm theo tình trạng cứng khớp là gì, điều gì khiến khớp ngón tay bớt cứng hoặc cứng nghiêm trọng hơn, thời điểm xuất hiện cơn cứng khớp ngón tay là ban ngày/ban đêm hay cả ngày. Cuối cùng, khi thăm khám bác sĩ, hãy nói cho bác sĩ biết các biện pháp giảm cứng khớp tay ở nhà bạn đã áp dụng là gì, có tiền sử bệnh khớp hay đang sử dụng thuốc hay không. Điều này sẽ giúp việc chẩn đoán của bác sĩ được dễ dàng hơn.
Người bị cứng khớp ngón tay không nên tự ý mua thuốc đắp giảm đau khớp, tiêm thuốc corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ. Với người từng có tiền sử cứng khớp ngón tay trước đây, nếu cơn cứng khớp tái phát nhiều lần, không nên tự ý dùng lại đơn thuốc cũ mà nên khám lại tại các chuyên khoa xương khớp để được kiểm tra rõ có nguyên nhân tiềm ẩn nào gây ra hay không.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Easy Exercises to Prevent Hand Stiffness
2. Causes and treatments for stiff fingers