Cong vẹo cột sống thường được quan sát thấy phần cơ thể bị vẹo nghiêng sang một bên với nguyên nhân gây bệnh có thể là bẩm sinh hoặc những bệnh lý liên quan tới xương khớp gây ra.
Đa phần thì đối với trẻ em bị cong vẹo cột sống không cần thiết phải can thiệp chữa trị giống như người trưởng thành. Tuy vậy thì cũng phải tùy thuộc vào mức độ cong vẹo cũng như tình trạng của trẻ mà có quyết định bị cong vẹo cột sống có nên điều trị hay không.
Các chuyên gia cho biết nếu không điều trị khi bị cong vẹo cột sống đúng lúc có thể gây ra tình trạng biến dạng vĩnh viễn.
Đối với bệnh nhân khi phát hiện bị cong vẹo cột sống sẽ được bác sĩ chỉnh hình thực hiện đo góc Cobb bằng một thiết bị đo lường độ cong của cột sống và quy đổi ra độ. Dựa vào số độ cong vẹo này mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
- Với cột sống bị cong vẹo từ 10 - 15 độ: thông thường khi bị cong vẹo cột sống ở độ này sẽ không cần thiết phải áp dụng phương pháp điều trị cụ thể nào cả. Bạn cần thực hiện theo dõi cột sống định kỳ.
Đối với trẻ em thì cần phải theo doi cho tới khi dậy thì và trưởng thành hoàn tất. Bởi các chuyên gia cho biết độ cong của cột sống sẽ không phát triển nặng hơn sau thời điểm trưởng thành/dậy thì xong,
- Đối với cột sống có độ cong từ 20 - 40 độ: ở trường hợp này cũng cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên chưa phải can thiệp ngoại khoa mà ban đầu sẽ áp dụng mặc áo hoặc đeo nẹp chỉnh hình cột sống hay còn gọi là thanh nẹp lưng.
- Trường hợp độ cong cột sống nằm ở 40 - 50 độ thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật. Can thiệp ngoại khoa trong trường hợp bị cong vẹo cột sống loại này được xem như một điều cần thiết tránh những tác động nguy hiểm và ảnh hưởng tới sinh hoạt người bệnh.
Vậy nhận biết dấu hiệu cong vẹo cột sống như thế nào?
Các bác sĩ cũng cho biết rằng, điều đầu tiên nhận biết khi bị cong vẹo cột sống chính là sự thay đổi đường cong sinh lý ở cột sống làm cho hai vai của bạn bị mất cân đối, nhìn không đồng đều, hiện tượng bên vai cao, bên vai thấp; xương bả vai của bạn bị nhô ra.
Bên cạnh đó thì cũng có thể quan sát thấy xuất hiện ụ lồi ở trên lưng do cột sống lúc này bị vặn xoáy làm cho xương sườn bị nhô lên.
Người bị cong vẹo cột sống có thể bị gù, đặc biệt là ở vùng lưng hoặc thắt lưng. Phần gù cong đều khiến cho đầu bạn có xu hướng nhô về phía trước. Nếu như bị ưỡn thì cột sống khu vực thanh lưng cong ra phần trước, hai vai so lại.
Khi bị cong vẹo cột sống, nếu như không áp dụng biện pháp điều trị thích hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cong vẹo cột sống là bệnh lý tiến triển từ từ và kéo dài từ đó làm người bệnh bị chủ quan và không để ý. Về lâu về dài ngoại hình của bạn có thể bị mất cân đối, gây ra mặc cảm và làm hạn chế các hoạt động xã hội.
Ở những trường hợp bị cong vẹo cột sống nặng có thể làm cho lồng ngực bị ép lại do xương sườn bị xẹp, chèn ép khu vực tim, phổi. Ngoài ra thì phổi bị xẹp và giảm dung tích có thể gây ra hiện tượng khó thở, suy hô hấp, suy tim hay phù phổi.
Các cơ quan trong ổ bụng vào giai đoạn muộn cũng sẽ bị chèn ép, chèn ép thần kinh. Những trẻ phát hiện bị cong vẹo cột sống càng sớm mà không được điều trị thì những biến dạng cột sống và ở các cơ quan trong cơ thể càng nặng. Đặc biệt là đối với trẻ trước 10 tuổi thì khó sống qua 30 tuổi nếu như không được can thiệp thích hợp.