Có nhiều nguyên nhân khiến một người bị chuột rút bắp chân, chuột rút ở bàn chân hoặc phổ biến hơn là chuột rút bắp chân vào ban đêm. Nguyên nhân của hiện tượng chuột rút ở chân này là gì? Có cách trị chuột rút bắp chân nhanh nào dễ dàng thực hiện tại nhà và giảm đau đớn khi chuột rút không?
Bị chuột rút bắp chân có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ người trẻ tới người lớn tuổi, hoặc chuột rút bắp chân khi mang thai. Tùy từng nguyên nhân gây chuột rút bắp chân là gì mà việc giải quyết các nguyên nhân này sẽ giúp loại bỏ tình trạng bị chuột rút bắp chân và ngăn ngừa tái phát sau này.
Theo Health, dưới đây là một số nguyên nhân của hiện tượng chuột rút ở bắp chân mà bạn có thể tham khảo:
- Bị chuột rút bắp chân do mất nước
Mất nước là một trong những lý do phổ biến gây chuột rút ở chân, và người chơi thể thao thường gặp phải tình trạng này nhất. Điều này là do mất nước khiến các đầu dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn, kích hoạt các cơ bị rối loạn và kích hoạt cơn co thắt trong không gian xung quanh dây thần kinh trong khi tăng áp lực lên các đầu dây thần kinh vận động, từ đó dẫn tới việc bị chuột rút bắp chân dễ dàng hơn.
Để giảm nguy cơ này, uống đủ nước là hết sức cần thiết, đặc biệt là khi trời nóng, chơi thể thao,... ngoài trời.
- Thiếu khoáng chất
Chất điện giải bị mất cân bằng hoặc sự thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu ảnh hưởng đến chức năng cơ và nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể cũng có thể góp phần gây ra chuột rút bắp chân và chuột rút ở chân.
Một số loại đồ uống thể thao hay thực phẩm cũng có thể giúp ích để giảm chuột rút bắp chân chẳng hạn như: Chuối, khoai lang, rau bina, sữa chua và các loại hạt rất giàu kali, một khoáng chất có lợi cho cơ và có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt khoáng chất có thể gây ra chuột rút ở chân
- Bị chuột rút bắp chân khi mang thai
Mang thai làm tăng nguy cơ chuột rút bắp chân và chuột rút ở ngón chân. Theo Health, nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai có thể do sự thiếu hụt canxi, magie và kali cao hơn trong thai kỳ. Do vậy mà uống đủ nước, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để giảm nguy cơ chuột rút thai kỳ.
- Sử dụng cơ chân quá mức
Sử dụng cơ chân quá mức có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng bị chuột rút bắp chân. Nói cách khác, khi cơ chân bị căng thẳng do các hoạt động lặp đi lặp lại dễ dẫn tới chuột rút cơ do các dây thần kinh chạy từ não và tủy sống xuống cơ bị kích thích quá mức dẫn tới chuột rút đột ngột. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và thực hiện các bài giãn cơ trước và sau khi vận động để hạn chế rủi ro này.
- Chuột rút chân ban đêm do mệt mỏi
Bạn có thể dễ bị chuột rút chân hơn khi quá mệt mỏi. Xuất phát từ việc ăn uống kém dinh dưỡng hơn hoặc quên uống nước hay do cơ thể chưa có đủ thời gian để phục hồi sau lần tập luyện gần nhất, cơ bắp có thể đã ở trong tình trạng căng thẳng dẫn tới chuột rút ở chân.
Nhiều người có thể bị chuột rút chân ban đêm do mệt mỏi cơ và rối loạn chức năng thần kinh.
- Giữ tư thế ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
Tương tự như việc sử dụng cơ bắp chân quá mức thì ngồi hoặc đứng trong thời gian dài cũng có thể khiến các sợi cơ có thể trở nên hoạt động quá mức, cơ bắp chân trở nên căng thẳng và nhạy cảm hơn, từ đó gây chuột rút ở bắp chân. Nếu công việc phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài bạn cần đảm bảo việc giãn cơ, di chuyển xung quanh hoặc ngồi nghỉ ngắn để giảm căng thẳng cho cơ bắp.
- Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến bạn dễ bị chuột rút hơn, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu sử dụng để hạ huyết áp có thể gây ra chuột rút do nó khiến cơ thể bị mất nước và muối. Một số loại thuốc khác có thể gây chuột rút bao gồm: Raloxifene và teriparatide (dùng để điều trị loãng xương); sắt sucrose sử dụng để điều trị máu "thiếu sắt" (thiếu máu) ở những người bị bệnh thận lâu năm; Estrogen liên hợp (dùng để điều trị các triệu chứng mãn kinh);...
Trước khi dừng thuốc hoặc thay đổi liều, bạn cần nói chuyện với bác sĩ, tránh tự ý bỏ thuốc có thể gây ra các tác hại tiêu cực tới sức khỏe.
- Bệnh động mạch ngoại biên
Nếu chuột rút ở chân có vẻ tự phát và không liên quan đến tập thể dục, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe để loại trừ các vấn đề tiềm ẩn. Trong đó có bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể di chuyển chất điện giải, chẳng hạn như bệnh động mạch ngoại biên.
Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra do mảng xơ vữa tích tụ trong lòng mạch, gây hẹp động mạch và ảnh hưởng tới lưu lượng máu. Từ đó dẫn tới chuột rút ở chân do không đủ máu tới chân.
Ngoài các nguyên nhân có thể gây chuột rút bắp chân kể trên thì một vài bệnh lý khác cũng có thể gây ra hiện tượng này bao gồm: Bệnh đa xơ cứng, suy giáp, bệnh xơ gan, nhiễm độc chì hoặc chuột rút bắp chân liên quan tới mất nước do uống nhiều rượu bia,... Tùy từng nguyên nhân là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc điều trị y tế riêng biệt.
Chuột rút thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi bị chuột rút, đầu tiên bạn cần dừng lại hoạt động gây ra chuột rút rồi nhẹ nhàng kéo giãn và xoa bóp vùng cơ bắp chân bị chuột rút. Đồng thời chú ý giữ khớp ở vị trí căng cho tới khi chuột rút dừng lại.
Sau đó bạn có thể duỗi cơ nhẹ nhàng bằng cách đứng thẳng, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối, tỳ trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút, giữ yên trong khoảng 20 - 30 giây là được.
Ngoài ra, bạn có thể chườm nóng lên vùng bị chuột rút để thư giãn cơ từ từ. Trong trường hợp bị chuột rút bàn chân thì uốn cong ngón chân là mẹo chữa chuột rút nhanh và đơn giản nhất, mặc dù có hơi đau đớn.
Nhìn chung, để ngăn ngừa chuột rút bắp chân, điều quan trọng là tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bị chuột rút bắp chân là gì và điều trị triệt để. Khi chơi thể thao cần chú ý khởi động kỹ, giãn cơ và uống đủ nước để tránh căng thẳng cơ chân và mất nước, mất cân bằng điện giải cho cơ thể. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút khi ngủ, trước khi đi ngủ bạn nên giữ ấm cơ thể, giãn cơ nhẹ nhàng. Với phụ nữ mang thai, để phòng ngừa chuột rút chân khi mang thai nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Causes of Muscle Spasms and Cramps
2. 13 Causes of Leg Cramps—and How To Stop Them