Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì có cần tiêm vaccine phòng dại không?

Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì có cần tiêm vaccine phòng dại không?
Số ca tử v.ong do bệnh dại tăng đáng kể trong vài tháng trở lại đây. Để phòng ngừa bệnh dại, cách duy nhất là tiêm vaccine phòng dại. Nhiều người đặt câu hỏi bị chó mèo cắn và con vật đó đã tiêm phòng rồi thì người bị cắn có phải tiêm phòng không?

Theo TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tiêm vaccine phòng dại là cách duy nhất để thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm chết người này.

Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì có cần tiêm vaccine phòng dại không? - Ảnh 1.

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua việc bị chó mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc như chăm nuôi con vật bị dại.

Nhiều người có tâm lý chủ quan coi nhẹ vấn đề khi bị mèo cào. Tuy nhiên khoa học đã ghi nhận bệnh dại có thể truyền qua vết cào xước của mèo. Tuyến nước bọt làm lây lan bệnh dại từ con vật này sang con vật khác cũng như con người. Những vết cào xước của mèo bị dại lên người sẽ rất nguy hiểm, vì mèo thường có thói quen liếm móng vuốt của chúng.

Thời gian ủ bệnh của virus dại trong cơ thể người kể từ thời điểm bị tấn công có thể trong khoảng từ 5 ngày cho tới hơn 1 năm, mặc dù thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 - 3 tháng.

100% trường hợp đã bị lên cơn dại sẽ dẫn đến tử vong, không có thuốc nào có thể cứu chữa được. Bởi vậy, cần sử dụng vaccine phòng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị cắn để tạo miễn dịch chủ động giúp cơ thể ngăn chặn virus dại tấn công hệ thần kinh trung ương.

Có thể nói, vaccine phòng dại ra đời là bước tiến nhảy vọt của y học hiện đại cứu sống hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi tử vong do bệnh dại.

1. Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì người bị cắn có cần tiêm vaccine phòng dại không?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương: Tùy thuộc con vật đó đã được tiêm phòng dại cách đó bao lâu để các bác sĩ có thể ra quyết định tiêm hay không tiêm chủng cho người bị cắn. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, khi bị con vật (bao gồm cả động vật được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng), người bị nạn cần phải được tiêm phòng vaccine phòng dại ngay và vừa tiêm vừa theo dõi con vật đó (nếu có thể). Nếu trong 10 ngày, con vật vẫn sống khỏe mạnh, bình thường thì người bị nạn có thể dừng tiêm chủng các mũi tiếp theo (phác đồ tiêm chủng đầy đủ là 5 mũi trong vòng 1 tháng kể từ mũi tiêm chủng đầu tiên).

Trên thực tế, việc bị con vật đã được tiêm phòng dại hàng năm cắn sẽ yên tâm hơn rất nhiều so với khi nó chưa được tiêm. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại ở động vật rất cao, lớn hơn 70%. Thậm chí, họ còn sử dụng vaccine phòng dại cho động vật hoang dã nên bệnh dại sẽ được kiểm soát tối đa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại cho chó mèo còn thấp (20-30% tổng đàn) nên khả năng chúng mang mầm bệnh dại cao. Vì vậy, khi bị chó mèo cắn, tốt nhất bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn. Việc bạn đã từng được tiêm vaccine phòng dại trước đó hay chưa thì việc xử lý và phác đồ tiêm sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, đối với các gia đình đang nuôi chó mèo, nên đưa con vật đi tiêm phòng dại. Bởi việc tiêm phòng dại cho chó mèo sẽ giảm được phần lớn nguy cơ lây truyền cho người, giảm số lượng chó mèo bị dại sẽ giảm được số người bị tai nạn do động vật cắn và tử vong do dại.

Đọc thêm:

Liên tục các vụ tai nạn chó cắn xảy ra, làm khi khi bị chó cắn?

Bệnh cúm chó là gì? Từ A- Z về bệnh cúm chó

2. Có nên tiêm vaccine phòng dại trước khi bị chó mèo cắn không?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, vaccine phòng dại tế bào thế hệ mới áp dụng tiêm phòng như các loại vaccine dịch vụ khác, tức là người dân hoàn toàn có thể tiêm phòng trước phơi nhiễm (chưa bị chó, mèo cắn). Đặc biệt, một số đối tượng có nguy cơ cao nên chủ động tiêm vaccine phòng dại trước:

- Bác sĩ thú y

- Kiểm lâm

- Người giết mổ động vật

- Người đi du lịch đến các vùng dịch bệnh dại lưu hành được khuyến cáo tiêm chủng để bảo vệ an toàn...

3. Bị chó, mèo cắn bao lâu đi tiêm phòng thì có hiệu quả tốt nhất?

Khi bị chó mèo cắn được coi là một trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại khẩn cấp. Nạn nhân cần được rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng (hoặc các chất như dầu gội – sữa tắm), bôi các chất sát khuẩn như cồn – cồn iot và đến ngay các điểm tiêm chủng gần nhất để được các bác sỹ tư vấn tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì có cần tiêm vaccine phòng dại không? - Ảnh 3.

Sau khi bị chó mèo cắn, cần nhanh chóng sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn sử dụng vaccine phòng dại.

Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết thông tin bị chó cắn phải tiêm vaccine dại dẫn đến việc bị trễ, thì nên đi tiêm ngay khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dại, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi bị cắn, tuyệt đối không dùng các chất kích thích đắp vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit hoặc kiềm. Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

4. Câu hỏi thường gặp khác về bệnh dại và vaccine phòng dại

4.1. Bị mèo cào có nên tiêm phòng dại không? 

Theo BS Trần Công Tiến, mọi người thường nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo hoặc các động vật mang virus dại cắn, nhưng thực tế cho thấy chỉ cần bị các động vật mang virus bệnh dại cào và nếu không được tiêm ngừa thì nguy cơ tử v.ong cũng rất cao.

Khi bị chó hoặc mèo cắn, cào, liếm... nạn nhân phải có ý thức rửa sạch vết thương, đi tiêm phòng trong vòng 7 ngày. Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm kháng huyết thanh (nếu vết thương gần não) và tiêm vaccine nếu vết thương không trực tiếp đe dọa đến tính mạng.

Vết mèo cào có thể mang theo vi khuẩn trong miệng và trên móng vuốt, nếu chúng được truyền vào cơ thể của con người thông qua vết cắn hoặc vết cào, có thể sẽ gây nhiễm trùng và gây ra các triệu chứng như đau, sưng, viêm, sốt hoặc các vấn đề khác.

Triệu chứng khi bị mèo cào

- Đau và sưng tại vị trí bị cắn hoặc cào: Đây là triệu chứng chính và thường xảy ra ngay sau khi bị mèo cắn hoặc cào.

- Viêm da: Nếu vết thương không được xử lý và chăm sóc đúng cách, nó có thể bị viêm và đỏ.

- Sốt: Trong một số trường hợp, người bị mèo cắn hoặc cào có thể gặp sốt và các triệu chứng khác liên quan đến viêm nhiễm.

- Cảm giác mệt mỏi, khó chịu: Trong một số trường hợp, người bị mèo cắn hoặc cào có thể cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

- Tình trạng tâm lý: Trong một số trường hợp, người bị mèo cắn hoặc cào có thể lo lắng hoặc sợ hãi về việc bị nhiễm trùng hoặc bệnh dại.

Những hậu quả có thể gặp khi bị mèo cào

- Nhiễm trùng: Nếu vết thương không được xử lý và chăm sóc đúng cách, nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiễm trùng. Vi khuẩn trong nước bọt của mèo có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm mô mềm, viêm xoang và viêm phổi.

- Nhiễm giun sán: Một số loại giun trong ruột mèo có thể lây truyền cho người qua vết cắn hoặc cào của mèo, từ đó gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.

- Suy giảm miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy người bị mèo cào có thể gặp phải nguy cơ suy giảm miễn dịch.

- Bệnh dại: Nếu mèo hoang hoặc mèo chưa được tiêm phòng bệnh dại cào, cắn người, sẽ có thể gây truyền nhiễm bệnh dại. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như hôn mê, co giật, khó thở và tử v.ong.

Bị mèo cào có nên tiêm phòng dại không?- Ảnh 2.

Bệnh dại có thể truyền qua vết cào xước của mèo đã được nhiều nhà khoa học ghi nhận.

Tuyến nước bọt làm lây bệnh dại

Bệnh dại có thể truyền qua vết cào xước của mèo đã được nhiều nhà khoa học ghi nhận. Tuyến nước bọt làm lây lan bệnh dại từ một vật này sang vật khác cũng như con người. Khi con vật bị dại cắn vật hay người, nó sẽ lây truyền virus dại qua nước bọt. Những vết cào xước của mèo bị dại lên người sẽ rất nguy hiểm, vì mèo thường có thói quen liếm móng vuốt của chúng.

Thời gian ủ bệnh của virus dại trong cơ thể người kể từ thời điểm bị bệnh này tấn công có thể trong khoảng từ 5 ngày cho tới hơn 1 năm, mặc dù thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 - 3 tháng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc rửa ngay lập tức, rửa kỹ vết cào, cắn của con vật nghi bị dại bằng nước và xà phòng là điều rất quan trọng, có thể xóa được nguy cơ tử v.ong.

Bệnh dại do virus nếu không được tiêm phòng gần như sẽ gây tử v.ong 100% trên người. Do đó, khi một người bị động vật cắn, cào hoặc liếm... cần phải nhanh chóng rửa vết thương ngay với xà phòng, dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong thời gian khoảng 10 - 15 phút.

Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod (nếu có), đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt. Khi bị cắn, tuyệt đối không dùng các chất kích thích đắp vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit hoặc kiềm. Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

Nếu nuôi động vật, thú cưng như chó, mèo mà không tiêm phòng thì nguy cơ bị lây bệnh dại là rất cao. Bởi vì các loài động vật, đặc biệt là mèo có tần suất tiếp xúc nhiều với chuột mang virus dại. Ngoài ra, nguồn virus này có trong tự nhiên thông qua tuyến nước bọt của chó, mèo.

4.2. Tiêm phòng dại có gây suy giảm trí nhớ?

Hiện nay có một quan điểm cho rằng là tiêm phòng dại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bệnh nhân suy giảm trí nhớ, thậm chí giảm tuổi thọ. Vì lo sợ điều đó mà nhiều gia đình lựa chọn không tiêm vaccine phòng dại khi phát hiện bị chó cắn. Hậu quả là khi bệnh nhân phát cơn dại thì không thể cứu được nữa.

Theo ThS.BS Cao Việt Hưng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, quan điểm đó không phải là không có cơ sở nhưng đó là điểm hạn chế của vaccine phòng dại thế hệ cũ. Loại vaccine này đã ngừng sử dụng cách đây hàng chục năm.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vaccine phòng dại thế hệ mới là vaccine vô bào, nhập khẩu từ Pháp, chất lượng vaccine rất tốt và hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng có hại nào ảnh hưởng đến trí não, hệ thần kinh của người được tiêm phòng. Ở các nước phát triển, các bác sĩ thú y đều được tiêm phòng dại nhắc lại hằng năm.

4.3. Dấu hiệu điển hình khi chó bị bệnh dại là gì?

Theo BS. Toàn Thắngbệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình là thể điên cuồng và thể bại liệt.

Chó dại thể điên cuồng

Ở dạng này, chó thường rất hung dữ, có thể chia làm 3 thời kỳ: 

- Thời ủ bệnh: biểu hiện bằng những thay đổi trong thói quen của con vật như bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu.

- Thời kỳ phát bệnh: biểu hiện bằng những biến loạn quá độ như: con vật luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Con vật khó nuốt như bị hóc xương, tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng nhát, tiếng sủa kéo dài và cuối cùng rướn cao lên thành những tiếng hú ghê rợn.

- Thời kỳ bại liệt: con vật có biểu hiện gầy mòn, mắt lõm sâu, vẻ mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được nữa.

Chó dại ở thể bại liệt

Hay còn gọi là dại câm, thời kỳ bị kích thích ngắn hay không có. Bệnh biểu hiện bằng bại liệt không nhất định ở chỗ nào. Con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do.

Ngoài 2 thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột. Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày - ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 - 3 ngày thì chết.

Tốt nhất, bạn nên nhốt chó lại để theo dõi và để nó không thể gây thương tích cho ai, nên đưa đến trạm thú y để được các bác sĩ thú y chỉ định.

4.4. Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mà hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất để thoát khỏi bệnh dại là sử dụng vaccine phòng dại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại.

Trước đây, Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng bệnh dại được sản xuất bằng công nghệ cũ, từ mô não chuột. Loại vaccine này để lại một số các tác dụng phụ không mong muốn và gây ra nỗi lo sợ cho nhiều người dân.

Tuy nhiên, vaccine cũ đã bị dừng sản xuất và sử dụng từ năm 2007, thay thế hoàn toàn bằng vaccine mới được sản xuất bằng công nghệ tế bào nhập khẩu, an toàn, tinh khiết và hiệu quả cao, không có tác dụng phụ nguy hiểm đến hệ thần kinh và sự phát triển nói chung.

4.5. Virus dại có thể được phát hiện và điều trị bằng phương pháp y học dân gian không?

Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp y học cổ truyền hay dân gian nào chứng minh được sẽ chữa khỏi bệnh dại hiệu quả. Do vậy, cho dù một thầy thuốc y học cổ truyền nào điều trị vết cắn thì bạn cũng phải tới ngay điểm tiêm phòng hay bệnh viện để vết cắn được làm sạch và sát khuẩn đầy đủ, sau đó bạn cần được tư vấn và tiêm phòng vắc-xin.

4.6. Bệnh dại có thể lây từ người sang người không?

Người là hệ động vật có vú, vì vậy về mặt lý thuyết, việc lây truyền giữa người với người là có thể. Tuy nhiên, trên thực tế không có ca lây nhiễm từ người sang người nào bằng con đường thông thường đã được ghi nhận.


Tác giả: SK