Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm đặc biệt dễ mắc ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì thế muốn trẻ nhanh khỏi bệnh, ngoài việc tuân thủ các biện pháp chăm sóc và điều trị của bác sĩ thì phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần phải nắm rõ một số các kiêng cữ cho trẻ nào?
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề tay chân miệng của người bệnh, vậybị chân tay miệng có phải kiêng gió không? Ngoài ra, người bệnh còn cần kiêng cữ những vấn đề nào khác?
Có thể biết rằng chân tay miệng ở trẻ hay ở người lớn đều xuất phát do virus Enterovirus 71 và Coxsackievirus A1 gây ra. Chân tay miệng là một bệnh có thể lây nhiễm qua hệ tiêu hóa, cũng có thể lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với dịch từ phân, bọng nước hoặc nước bọt và dịch tiết mũi họng của người mắc bệnh.
Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng là một bệnh không quá xa lạ, bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng một số thời điểm xuất hiện bệnh và nguy cơ lây lan dịch bệnh cao nhất từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Thời điểm này bệnh tay chân miệng có chiều hướng tăng cao rõ rệt.
Vì vậy, đối với người bệnh hay mọi người đều nên chủ động tìm cách và phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất.
Đọc thêm:
- Ai có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh tay chân miệng? Dấu hiệu nhận biết là gì?
- Nên cho trẻ ăn gì khi bị tay chân miệng và những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Thực tế cho thấy, đa số người lớn đều cho rằng đối với trẻ nhỏ dù mắc bất cứ bệnh gì cũng nên kiêng cữ cẩn thận đặc biệt không nên cho trẻ ra ngoài. Chân tay miệng được biết đến là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, vì vậy khi trẻ mắc chân tay miệng nên mặc quần áo kín và giữ trẻ ở trong nhà.
Nhưng các bác sĩ chuyên khoa Nhi lại cho biết, quan niệm giữ trẻ kiêng cữ trong nhà, mặc nhiều quần áo khi bị tay chân miệng là điều không hoàn toàn đúng. Thực chất việc giữ cho trẻ càng kín là nguyên nhân khiến các vi khuẩn lại càng có cơ hội phát triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, phụ huynh hay người chăm sóc trẻ bị chân tay miệng cũng không nên cho trẻ nhỏ ra ngoài lúc trời gió mạnh hoặc khi gió tạt trực tiếp vào con vì điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh tình của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn và thậm chí một số trường hợp nguy hiểm còn có thể kéo theo các biến chứng khác như gây nhiễm trùng hoặc hoại tử.
Để điều trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà, cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, cần giữ các vết lở loét ở trạng thái thoáng khí. Hơn nữa, phụ huynh cần cho trẻ chơi trong phòng sạch sẽ, không được để gió mạnh tại trực tiếp vào người trẻ.
Một số vấn đề khác trong quá trình kiêng gió cho trẻ thì trong thời gian trẻ mắc chân tay miệng, phụ huynh, người thân hay người chăm sóc trẻ đều nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời gió. Điều này được khuyến khích không nên vì cơ thể trẻ thời điểm mắc bệnh không được khỏe mạnh nên có thể dễ mắc các bệnh khác như sốt, bị cảm cúm.
Vậy chân tay miệng có phải kiêng gió không? thì câu trả lời là dù không cần quá giữ cho trẻ kín gió nhưng việc hạn chế để trẻ tiếp xúc với gió mạnh trực tiếp là điều cần thiết. Ngoài ra, khi cho trẻ tắm tuyệt đối không được để gió lùa vào cơ thể trẻ vì điều này sẽ vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe bé.
Việc trẻ mắc tay chân miệng từ 7 đến 10 ngày sau sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm các nốt mụn nước vỡ ra và khô lại. Điều này vô tình khiến phụ huynh lo lắng và kiêng nước vì muốn đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nhưng thực tế đây lại là một quan niệm sai lầm, việc này sẽ khiến các loại vi khuẩn có hại trên da bé không được loại bỏ và còn khiến cho bệnh tay chân miệng ở trẻ lâu khỏi hơn.
Vì thế, kiêng nước cho người mắc tay chân miệng thực tế không cần thiết, nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ với mục đích loại sạch vi khuẩn gây hại trên da cũng như hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Hơn nữa, khi tắm không nên chà xát mạnh lên da, hạn chế để nước rơi vào các vùng da đang bị tổn thương. Do đó, thay vì tắm bình thường thì trong thời gian mắc tay chân miệng chỉ nên lau sạch cơ thể bằng các xà phòng sát khuẩn được các bác sĩ tư vấn sử dụng.
Như đã biết, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan nhanh. Vì thế để an toàn, khi trẻ mắc tay chân miệng nên tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ khác nếu trẻ đã đi học cần cho trẻ nghỉ học từ 10 đến 14 ngày để không lây bệnh cho các trẻ khác.
Trong thời gian trẻ mắc chân tay miệng cũng không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân như cốc, thìa, chậu tắm hay khăn và đồ chơi với các thành viên trong gia đình, điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh. Ngoài ra, những người trực tiếp chăm sóc con như bố mẹ, ông bà cần phải thường xuyên đeo khẩu trang và chú ý rửa tay bằng xà phòng, gel rửa tay khô, nước rửa tay để tránh lây lan bệnh từ trẻ.
Mắc chân tay miệng sẽ khiến trẻ bị khó chịu, có xu hướng sờ hoặc gãi vào các vết mụn nước ở trên da. Vì thế để trẻ nhanh khỏi, phụ huynh hay người chăm sóc trẻ cần giữ để trẻ không gãi hoặc chọc vào các nốt loét trên da.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp phụ huynh và người chăm sóc trẻ hoặc người mắc tay chân miệng biết cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh và không làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.