Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không?

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không?
Trẻ có dấu hiệu mắc chân tay miệng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Quá trình chăm sóc trẻ cần chú ý một vài vấn đề để trẻ nhanh khỏi. Vậy bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không?

Thực tế, trong một số trường hợp khi mới mắc chân tay miệng mà mới đang ở cấp độ nhẹ là cấp độ 1 hoặc 2 thì người bệnh hay người chăm sóc người bệnh hoàn toàn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Đối với trẻ nhỏ, để quá trình trẻ nhanh khỏi bệnh và không gây ra tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng thì cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi gia đình có trẻ hoặc thành viên mắc chân tay miệng là quá trình ăn uống. Vậy bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không?

1. Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Có thể kể đến, thịt gà có những giá trị dinh dưỡng sau đây:

- Thịt gà giúp cơ thể con người bổ sung protein, đây là một trong những giá trị dinh dưỡng thịt gà vô cùng hữu ích. Vì thịt gà có rất nhiều phần nạc, hơn nữa lại tương đối ít mỡ, hàm lượng protein cao và đa dạng. Do đó, thịt gà không chỉ phù hợp với thực đơn dinh dưỡng hàng ngày mà còn phù hợp với người mắc chân tay miệng.

- Thực phẩm giàu phot pho, thịt gà có thể đem lại hiệu quả giúp bạn có một hàm răng và xương chắc khoẻ. Vì thịt gà có rất nhiều phot pho, đây là một chất có lợi cho răng và xương. Không chỉ vậy, phot pho có trong thịt gà còn góp phần đảm bảo các chức năng của các bộ phận khác có thể kể đến như thận, gan, thần kinh trung ương… đem lại hiệu quả giúp các bột phận này hoạt động trơn tru và tốt hơn.

- Thịt gà chứa nhiều khoáng chất Selenium, một khoáng chất rất cần thiết trong việc trao đổi chất trong cơ thể. Từ chất selenium có tác dụng giúp tuyến giáp được cải thiện tốt và hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, Selenium còn là khoáng chất lợi cho việc giảm cân. Đặc biệt, các đặc tính này có trong thịt gà này còn giúp các người sử dụng tránh được một số bệnh tật trong quá trình lấy lại vóc dáng cân đối.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không? - Ảnh 2.

Trong thịt gà còn chứa một hàm lượng axit amin được gọi là tryptophan, chất này có tác dụng tốt trong quá trình làm dịu hệ thần kinh (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Nên cho trẻ ăn gì khi bị tay chân miệng và những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ

- Vì sao bị tay chân miệng dễ gây mất nước? Làm cách nào để bù lại?

- Điều bất ngờ đến từ thịt gà chín là tryptophan và serotonin có tác dụng hỗ trợ giảm trầm cảm hiệu quả. Trong thịt gà còn chứa một hàm lượng axit amin được gọi là tryptophan, chất này có tác dụng tốt trong quá trình làm dịu hệ thần kinh căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, đồng thời đem lại một giấc ngủ ngon.

- Bảo vệ tim mạch tốt, chất homocysteine được biết đến là một axit amin có thể gây ảnh hưởng tới tim mạch khi ở tồn tại với liều lượng cao. Nhưng khi ăn ức gà có thể giúp bạn đảm bảo được quá trình điều tiết loại axit amin này ở một mức ổn định.

- Vitamin B6 có tác dụng đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, trong khi đó thịt gà có chứa một lượng vitamin B6 lớn. Chính lượng vitamin B6 có trong thịt gà này sẽ giúp việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể cũng như đem lại hiệu quả giúp cơ thể không lưu nhiều chất béo và giúp quá trình giảm cân diễn ra thuận lợi hơn.

- Chống ung thư, niacin là vitamin có tác dụng chống lại ung thư một cách hiệu quả. Đây là loại chất được tìm thấy có xuất hiện trong thịt gà. Cụ thể cho biết, niacin có tác dụng bảo vệ cơ thể và đem lại hiệu quả chống các tổn thương DNA bị lỗi, đây là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư khác nhau.

- Hiệu quả giúp sáng mắt, có thể rất nhiều người bất ngờ trước hiệu quả này của thịt gà. Thực tế, thịt gà có chứa một hàm lượng cao các chất retinol, alpha, beta-carotene, lycopene,… các chất này đều là những chất bắt nguồn từ vitamin A. Đây là lý do khiến việc ăn thịt gà sẽ giúp ổn định và thậm chí là nâng cao thị lực của người sử dụng.

- Thịt gà còn có chứa riboflavin đem lại hiệu quả giúp tăng cường phát triển tế bào. Đặc biệt ăn thịt gà cực tốt trong mùa đông vì chất riboflavin có trong thịt gà sẽ giúp tăng cường việc sửa chữa các mô, khiến cho da luôn được tươi trẻ và đầy sức sống khi da bị khô hay bị nứt nẻ vào mùa đông.

2. Chăm sóc người mắc chân tay miệng như thế nào là đúng cách?

Người mắc chân tay miệng gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ, do đó quá trình chăm sóc người bệnh vô cùng quan trọng.

TS. BS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Trẻ em, làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết rằng, cách đơn giản nhất để nhận biết được trẻ mắc bệnh tay chân miệng là trẻ khi trẻ có biểu hiện: quá trình có thể diễn ra từ sốt nhẹ hoặc bị sốt cao.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không? - Ảnh 3.

Trẻ có thể có các nốt rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như xuất hiện trong họng, quanh miệng hay ở một số vị trí khác như lòng bàn tay - Ảnh Internet

Trong khi đó, nếu trẻ sốt cao mà không hạ được nhiệt độ thì đây chính là một dấu hiệu của tình trạng chân tay miệng đang diễn ra nặng. Lúc này, trẻ có thể có các nốt rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như xuất hiện trong họng, quanh miệng hay ở một số vị trí khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Phát hiện ra trẻ mắc chân tay miệng thì phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để có thể nhận được chăm sóc và điều trị kịp thời. Đối với các trẻ khi mắc mức độ nhẹ ở độ 1 thì có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không nên chủ quan và cần chăm sóc trẻ đúng cách, cũng như nhận biết và phát hiện sớm các triệu chứng nặng để có thể kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế.

Hiện nay bệnh chân tay miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vì thế quá trình điều trị chủ yếu là trị bệnh và điều trị các triệu chứng hỗ trợ triệu chứng có thể kể đến như: hạ sốt, cần cho trẻ uống đủ nước và vệ sinh các vùng da xuất hiện các mụn phỏng đặc biệt là các vết loét trong miệng.

Đối với phụ huynh, quá trình chăm sóc trẻ có thể cần uống thuốc giảm đau và thực hiện sát trùng niêm mạc miệng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quá trình mắc chân tay miệng có thể khiến trẻ bị tổn thương niêm mạc miệng và có thể gây tình trạng đau, điều này sẽ khiến trẻ ăn kém, bỏ ăn và gây ra nguy cơ bị hạ đường máu. Do đó, phụ huynh cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ để trẻ nhanh chóng hồi phục.

3. Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không?

như đã biết, thịt gà có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ, vậy bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không? câu trả lời là Có.

Tuy nhiên, thịt gà khá cứng, hơn nữa khi mắc tay chân miệng thì trẻ thường chán ăn, kén ăn hơn so với bình thường. Đặc biệt do các vết mụn nước xuất hiện trong khoang miệng và ở trên lưỡi nên chúng thường sẽ vỡ rất nhanh, điều này tạo ra các vết loét khiến các vết loét bị đau.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không thì bị chân tay miệng có thể ăn thịt gà, nhưng cần cho ăn thức ăn nguội, cần ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu như súp, cháo loãng hoặc sữa. Thịt gà cũng nên được xay hoặc cắt nhỏ để trẻ dễ ăn hơn.

Thịt gà lúc này có thể đem để nấu cháo, nấu súp, các loại món ăn mềm như cháo và súp có nhiều nước và còn giúp cung cấp tân dịch cho cơ thể cũng như bù nước bị thiếu hụt khi trẻ bị tay chân miệng bị mất do sốt.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không? - Ảnh 4.

Thịt gà tốt cho người chân tay miệng nhưng người bệnh nên ăn cháo hoặc súp từ thịt gà - Ảnh Internet

Đặc biệt, các loại cháo, súp còn là thực đơn rất dễ tiêu hóa cũng như dễ hấp thu. Điều này còn giúp cho dạ dày của người mắc bệnh không phải làm việc nhiều, đồng thời đem lại hiệu quả hỗ trợ giảm được các triệu chứng bệnh tiêu hóa.

Ngoài cháo thịt gà, súp từ thịt gà thì phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ hay người bệnh mắc chân tay miệng có thể sử dụng một số loại cháo hoặc súp khác từ thịt bò, trứng, thịt băm hay sườn, tôm... Ngoài ra, cần kết hợp với một số loại thực phẩm khác như cà rốt, bí đỏ, khoải tây, nước rau củ với mục đích giúp cung cấp protein, calo và vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho người bệnh. Các loại chất dinh dưỡng lúc này vô cùng cần thiết và đem lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng đường hô hấp, cũng như giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi khi trẻ bị ốm.

Ngoài ra, không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa ăn, điều này có thể khiến trẻ sợ hãi hoặc bị nôn trớ. Trẻ mắc chân tay miệng nên cho trẻ ăn từng ít và cần chia ra nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể dễ ăn cũng như hấp thu tốt hơn. Mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 3 giờ.

Trong khi đó, đối với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cho trẻ duy trì bứ sữa mẹ, trong quá trình bú sữa mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần, điều này còn tránh hạ đường huyết có thể xảy ra ở trẻ.

Một chế độ ăn của trẻ cần chú ý bổ sung các vitamin A, C với mục đích tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt là nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin , kẽm vì các chất này giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cũng như giúp làm lành vết thương và giúp các vết loét nhanh lành.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không? - Ảnh 5.

Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho người mắc bệnh chân tay miệng trong quá trình điều trị hay chăm sóc sau khi khỏi bệnh - Ảnh Internet

Đọc thêm bài viết: 1001 vấn đề cần biết về điều trị bệnh tay chân miệng

4. Lưu ý gì khi chăm sóc người bị chân tay miệng

Quá trình chăm sóc người bệnh tay chân miệng trong giai đoạn trị bệnh và giai đoạn phục hồi vô cùng quan trọng. Vì thế cho trẻ ăn các món ăn mà trẻ thích, ăn các loại thức ăn mềm, loãng và dễ nuốt. Đồng thời nên ăn thức ăn nguội và không ăn thức ăn cứng, nóng vì có thể khiến người bệnh bị đau rát miệng.

Muốn người bệnh chân tay miệng nhanh khỏi bệnh cũng như quá trình mắc bệnh không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn có thể kể đến gồm:

- Lưu ý không nên để người mắc chân tay miệng ăn các thức ăn nóng và thức ăn cứng.

- Không nên cho trẻ ăn đồ chua hay các loại đồ ăn nhiều gia vị và đồ ăn mặn hoặc cay.

- Cần hạn chế những thực phẩm mà người mắc chân tay miệng cần phải nhai nhiều.

- Nên sử dụng thìa mềm cho trẻ ăn khi trẻ mắc chân tay miệng.

- Ngoài ra, sau các bữa ăn thì người chân tay miệng nên súc miệng bằng nước ấm.

- Đối với các loại vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, cốc uống nước hoặc bát ăn cơm cần đem luộc nước sôi và cần sử dụng một cách riêng biệt.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về việc bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không và quá trình ăn uống trong thời gian điều trị cũng như ăn uống trong giai đoạn phục hồi của người bệnh.


https://suckhoehangngay.vn/bi-chan-tay-mieng-co-an-duoc-thit-ga-khong-20220704155252871.htm
Tác giả: Ngọc Lan