Mùa đông, không khí lạnh và khô dễ gây ra cảm lạnh. Hầu hết mọi người đều bị cảm lạnh từ 1 đến 2 lần trong mỗi mùa đông. Khi bị cảm, chúng ta thường có xu hướng chăm sóc bệnh nhân bằng các thực phẩm bổ dưỡng.
Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm nào dành cho bệnh nhân cảm lạnh lại không thể tùy tiện được, đôi khi thực phẩm bổ dưỡng lại gây ra những tác dụng không mong muốn. Vậy người bị cảm lạnh nên kiêng gì để nhanh hồi phục nhất?
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân cảm lạnh nên là các món ăn nhẹ nhàng, không có quá nhiều đặc tính nổi bật. Mật ong là một thực phẩm như vậy mà người bị cảm lạnh nên kiêng.
Mật ong là thực phẩm đứng đầu trong danh sách người bị cảm lạnh nên kiêng (Ảnh: Internet)
Trong mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta suy yếu do đó không những không hấp thụ được những dưỡng chất này mà còn khiến thân nhiệt bị rối loạn, tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thịt cừu, thịt vịt mặc dù có hàm lượng chất đạm rất cao, có tác dụng bồi bổ, giải độc, ngăn chặn một số bệnh nguy hiểm nhưng đây lại là hai loại thịt mà người bị cảm lạnh nên kiêng tuyệt đối.
Nguyên nhân do thịt cừu, thịt vịt có tính hàn và vị tanh, không tốt cho người bị cảm lạnh.
Thịt vịt có chứa lượng đạm cao không phù hợp với người bị cảm lạnh (Ảnh: Internet)
Nhiều người thường cho bệnh nhân cảm lạnh ăn trứng vì nghĩ trứng có thành phần dinh dưỡng cao sẽ giúp bệnh nhân mau hồi phục.
Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm vì bổ sung trứng lúc này sẽ khiến lượng năng lượng trong cơ thể tăng cao dẫn đến thân nhiệt không được ổn định.
Vì vậy, trứng là thực phẩm đứng đầu trong danh sách món ăn người bị cảm lạnh nên kiêng. Cũng giống với cảm lạnh, người bị sốt cũng không nên ăn trứng.
Thực phẩm tiếp theo nằm trong danh sách mà người bị cảm lạnh nên kiêng là các món từ sữa. Mặc dù ràu protein, vitamin D và canxi nhưng các món từ sữa như phô mai, sữa tươi chỉ nên dùng sau khi bệnh nhân đã hoàn toàn hết các triệu chứng cảm lạnh.
Sử dụng sữa khi hệ miễn dịch hoạt động không ổn định dễ gây ra đờm khiến người bệnh khó chịu, cản trở hô hấp.
Để ngừa cảm lạnh, cơ thể chúng ta cần một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, khoa học. Các chất kích thích giúp não bộ tỉnh táo dễ gây ra mất nước, suy nhược, rối loạn sinh hoạt hàng ngày, từ đó tăng cao nguy cơ mắc cảm lạnh.
Đối với những người đang bị cảm lạnh, dùng chất kích thích sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Thêm một loại thực phẩm quen thuộc nữa mà bệnh nhân bị cảm lạnh nên kiêng chính là đồ ngọt. Tiêu thụ nhiều đường khiến khoảng trống dành cho chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau củ trong dạ dày bị thu hẹp lại.
Đường cũng cản trở quá trình phục hồi của các niêm mạc bị nhiễm khuẩn do cảm lạnh. Do đó, hãy bỏ ngay suy nghĩ bổ sung đường trong thực đơn của người cảm lạnh để tránh người bệnh thấy "nhạt miệng" ngay hôm nay.
Hoạt động của hệ tiêu hóa và miễn dịch vốn đã yếu đi do cảm lạnh sẽ bị cản trở thêm nếu người bệnh ăn các món nhiều chất béo như bít tết, đồ chiên rán.
Các loại thịt đỏ, bánh mì kẹp, pizza cũng nên được hạn chế trong thực đơn của người bị cảm lạnh.