Bị cảm cúm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Bị cảm cúm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Trong suốt thai kỳ, mắc bất cứ loại bệnh nào cũng là nỗi lo của các bà mẹ. Đặc biệt, bị cảm cúm khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé.

1. Bị cảm cúm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có khả năng lây truyền qua đường hô hấp trực tiếp từ người sang người. 

Đối tượng mắc bệnh cảm cúm thường là trẻ em, người già trên 60 tuổi do sức đề kháng của cơ thể yếu. Ngoài ra, những người mắc các bệnh mãn tính, bệnh hô hấp, tiểu đường, suy gan, suy thận, người nhiễm HIV,... cũng là đối tượng dễ bị virus cúm tấn công.

Ảnh 1.

Phụ nữ rất dễ bị cảm cúm khi mang thai (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, phụ nữ cũng dễ bị cảm cúm khi mang thai do sức khỏe lúc này thường giảm sút, miễn dịch suy giảm và dễ bị chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Đặc biệt, thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm nếu bị nhiễm cảm cúm, có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi, tim bẩm sinh,...

Ngoài ra, bị cảm cúm khi mang thai cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người mẹ. Nhiều trường hợp không may bị cảm cúm trong thai kỳ đầu buộc phải phá thai do những dị tật bẩm sinh và cơ thể người mẹ không còn đủ sức nuôi dưỡng thai nhi.

Đọc thêm:

Phải làm sao với trầm cảm sau sinh?

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? 

2. Nguyên nhân bị cảm cúm khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai. Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp như thời tiết, khí hậu, thiếu chất dinh dưỡng,... cảm cúm khi mang thai còn có thể do các khả năng sau:

- Do Rubella:

Trong trường hợp này, thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh đến 90%, vô cùng nguy hiểm. Virus gây bệnh Rubella có thể gây ra dị tật bẩm sinh cùng các tổn thương ở mắt và hệ thần kinh cho bé. Đối với các trường hợp bị cảm cúm do mắc Rubella, bác sĩ thường khuyên thai phụ bỏ thai.

Ảnh 2.

Cảm cúm khi mang thai do rubella hoặc cúm mùa thường gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi (Ảnh: Internet)

- Do cúm mùa

Bị cảm cúm khi mang thai do virus cúm mùa có thể gây ra các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, đục thủy tinh thể mắt, hội chứng down… Trong trường hợp này, thai phụ thường bị cúm nặng, sốt cao, nhiểm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra dẫn tới nguy cơ sảy thai sớm hoặc thai chết lưu.

3. Làm gì với bệnh cảm cúm khi mang thai?

Thông thường, cảm cúm là bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần nghỉ ngơi, điều trị. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai, bị cảm cúm lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ và đặc biệt khó chữa. Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị cảm cúm khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Ảnh 3.

Thông thường cảm cúm là bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần nghỉ ngơi, điều trị (Ảnh: Internet)

Trong suốt thai kỳ, các loại thuốc điều trị cảm cúm đều không được khuyến khích sử dụng đối với thai phụ khi không có chỉ định của bác sĩ. Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể dẫn tới sảy thai sớm, dị tật, nhiễm độc thai nghén,… 

Khi phát hiện các dấu hiệu cảm cúm khi mang thai như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, ớn lạnh,… nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ các cơ sở y tế mới có đủ điều kiện vật chất và chuyên môn để tiến hành kiểm tra và xác định tình trạng của mẹ và bé.

Ảnh 4.

Không tự ý sử dụng thuốc điều trị cảm cúm khi mang thai (Ảnh: Internet)

Thai phụ cũng không nên quá lo lắng và tìm tới các bài thuốc được truyền miệng để điều trị. Các loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai trong điều trị cảm cúm bao gồm: 

- Aspirin (thường có trong thuốc hạ sốt): đây là thành phần có thể gây chảy máu thai nhi.

- Các loại thuốc chống virus như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: Nguy cơ gây ra các khuyết tật bẩm sinh.

- Các loại sirô ho, chống cảm cúm, cảm lạnh. Thành phần của các loại thuốc này thường gồm guaifenesin và dextromethorphan, có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu trên động vật.

Như vậy, phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai cần được khám, điều trị và chăm sóc thận trọng để hạn chế tới mức tối đa các rủi ro cho mẹ và bé.


Tác giả: Thảo Ngân